Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bị viêm họng có nên ăn trứng không?

Thị Hằng

15/08/2023
Kích thước chữ

Trứng là loại thực phẩm rất giàu protein, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Vậy bị viêm họng có nên ăn trứng không? Cùng tìm hiểu nhé!

Khi bị viêm họng, bạn cần hình thành thói quen ăn uống khoa học, giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Nhiều người thắc mắc “bị viêm họng có nên ăn trứng không?”. Để biết chắc chắn câu trả lời, hãy cùng chúng tôi tìm kiếm những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm họng là gì?

Viêm họng là tình trạng mà lớp niêm mạc họng và hầu bị viêm nhiễm do tổn thương hoặc do các yếu tố gây bệnh (như vi khuẩn, virus, khói bụi, ô nhiễm môi trường…) xâm nhập vào cổ họng.

Khi bị viêm họng, bạn có thể gặp các triệu chứng sau: Đau hoặc ngứa họng, khó nuốt, đau hoặc sưng amidan, khàn tiếng và nghẹn. Khi bị viêm họng do nhiễm trùng, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, đau, nhức đầu, buồn nôn và nôn…

Tùy theo tình trạng của bệnh của bệnh nhân và thời gian viêm, viêm họng có thể được chia thành 3 loại sau:

  • Viêm họng cấp: Đây là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi - họng - miệng. Đi kèm với viêm họng cấp tính, bệnh nhân có thể gặp các bệnh như viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi. Bệnh thường có biểu hiện sốt cao, khàn tiếng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chán ăn, mệt mỏi toàn thân, đau họng, mẩn đỏ, phù nề. Tình trạng kéo dài khoảng 1-2 tuần.
  • Viêm họng mãn tính: Là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài. Bệnh lý này là hậu quả của những đợt viêm họng cấp tái phát nhiều lần do không được điều trị kịp thời. Khi bị viêm họng mãn tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Ngứa họng, khó chịu, khàn tiếng, niêm mạc họng sưng đỏ có đờm trong suốt, ho dai dẳng, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Viêm amidan mãn tính: Là tình trạng amidan bị vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng theo thời gian. Tại thời điểm này, amidan sẽ hình thành các hốc nhỏ chứa vi khuẩn, được gọi là các hốc mủ. Tại các hốc này có những kén nhỏ màu trắng giống như bã đậu khiến người bệnh có cảm giác hơi thở có mùi và cảm giác nghẹn ở cổ họng. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em hoặc những người gầy yếu, sức đề kháng kém.
Bị viêm họng có nên ăn trứng không 1
Viêm họng là tình trạng mà lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm do tổn thương

Người bị viêm họng có nên ăn trứng không?

Khi bị viêm họng đồng nghĩa với việc niêm mạc họng của cơ thể bị tổn thương, kèm theo đó là các biểu hiện sốt, ho, khàn tiếng, đau họng… Tình trạng này thường khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến chán ăn. Vì vậy, việc cung cấp cho cơ thể một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng bệnh, từ đó nhanh chóng hồi phục là vô cùng cần thiết.

Đồng thời, trứng là thực phẩm cung cấp khá nhiều dinh dưỡng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần của trứng có chứa: Protein, phốt pho, canxi, sắt, khoáng chất, men vi sinh, hormone và nhiều loại vitamin A, B, C vô cùng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn trứng khiến bệnh viêm họng nặng hơn. Vì vậy, đây chắc chắn là nguồn thực phẩm cần thiết mà bạn có thể bổ sung trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, cũng cần bổ sung trứng với số lượng vừa phải, phù hợp, nhất là khi đang sốt cao 39-40 độ C, hay khi đang bị tiêu chảy, béo phì thì không nên ăn trứng. Vì protein trong trứng sau khi vào cơ thể con người sẽ bị phân hủy, sinh ra lượng calo nhiều hơn 30% so với bình thường. Vì vậy, ăn trứng khi đang sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ gây co giật, biến chứng não rất nguy hiểm.

Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người chỉ nên ăn 2-3 quả trứng/tuần. Có nhiều dạng khác nhau, nhưng cần lưu ý là không nên ăn trứng với nhiều gia vị, cũng như không nên chiên, rán với nhiều dầu mỡ, vì sẽ kích thích niêm mạc họng, gây viêm nhiễm, làm các triệu chứng ở họng nặng hơn.

Bị viêm họng có nên ăn trứng không 2
Người bị viêm họng hoàn toàn có thể ăn trứng

Người bị viêm họng nên ăn gì?

Cùng câu hỏi bị viêm họng có nên ăn trứng không và người bị viêm họng nên ăn gì cũng là vấn đề được nhiều người rất quan tâm. Ngoài trứng gà, trứng vịt lộn… thì các nhóm thực phẩm khác cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng như sau:

Rau bạc hà

Bạc hà là một loại thảo dược rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị viêm họng, giúp làm dịu cơn đau họng, giảm đờm, làm sạch niêm mạc, giảm ho.

Người bệnh thường dùng lá bạc hà, có tác dụng giảm đau họng, thông mũi, giảm ho và co mạch, cải thiện tình trạng sổ mũi rất tốt. Nhưng người bệnh cần chú ý, khi cổ họng có cảm giác nóng rát, sưng tấy thì không nên ăn loại rau này.

Bị viêm họng có nên ăn trứng không 3
Rau bạc hà giúp cải thiện tình trạng viêm họng hiệu quả

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ niêm mạc họng. Ngoài ra, sữa chua còn kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.

Sữa chua có đặc tính làm mát và là một loại thực phẩm rất mềm giúp làm dịu cổ họng ngay lập tức và giảm kích thích thành họng. Người bệnh sử dụng thực phẩm này khoảng 2 bữa mỗi ngày. Không sử dụng sữa chua khi đang dùng thuốc kháng sinh.

Gừng

Gừng là nguyên liệu rất phổ biến trong việc điều trị viêm họng. Gừng có đặc tính chống viêm nên có thể giảm đau và giúp tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông xoang.

Vì vậy, người bệnh có thể thêm gừng vào bữa ăn hàng ngày hoặc uống trà gừng mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Bị viêm họng có nên ăn trứng không 4
Gừng là nguyên liệu rất phổ biến trong điều trị viêm họng

Mật ong

Một trong những công dụng chính của mật ong là giúp long đờm, tiêu viêm, giảm ho hiệu quả. Ngoài ra, việc người bệnh sử dụng mật ong thường xuyên còn có tác dụng tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh có thể pha mật ong với nước ấm, thêm chanh và uống hàng ngày để loại bỏ các triệu chứng khó chịu ở cổ họng.

Trên đây là những giải đáp của Nhà Thuốc Long Châu cho thắc mắc bị viêm họng có nên ăn trứng không. Nếu tình trạng không được cải thiện mà kéo dài, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn thì cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin