Biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm và cách khắc phục
Ngày 07/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thiếu cả canxi và kẽm là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em. Đây là lý do vì sao trẻ chậm lớn và thường xuyên ốm đau. Hãy tìm hiểu biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm trong bài viết dưới đây để có cách bổ sung tốt nhất.
Canxi và kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, nếu không có 2 khoáng chất này trẻ sẽ bị còi xương, thường xuyên ốm vặt, hệ miễn dịch suy yếu và chậm phát triển trí tuệ. Vậy biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm là gì?
Vì sao trẻ thiếu kẽm thường thiếu cả canxi
Canxi là vi chất dinh dưỡng giúp hệ xương của trẻ phát triển và chắc khỏe. Tuy nhiên, cơ thể không tự hấp thụ canxi từ thức ăn. Để làm được điều này, trẻ cần một loại protein đặc biệt trong ruột, protein này sẽ vận chuyển canxi từ lòng ruột đến các tế bào của niêm mạc ruột và loại protein này cần kẽm để hoạt động. Vì vậy, nếu trẻ thiếu kẽm sẽ không thể hấp thụ được lượng canxi có trong thức ăn. Đây là lý do tại sao trẻ thiếu kẽm thường kèm theo thiếu canxi.
Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ khoảng 300 enzyme giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Kẽm kích hoạt sự phân chia tế bào, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và mau lành vết thương. Vi chất dinh dưỡng này cũng chịu trách nhiệm duy trì vị giác, khứu giác và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm
Rụng tóc, móng tay dễ gãy
Trẻ bị rụng tóc vùng gáy tạo thành vòng tròn trên đầu, nguyên nhân là trẻ sơ sinh bị thiếu canxi là do cơ thể không có đủ vitamin D. Thiếu vitamin D sẽ khiến chân tóc mềm và dễ gãy rụng. Khi trẻ nằm cọ xát đầu xuống gối, tóc sẽ rụng ở vùng đó.
Thiếu vitamin D ở trẻ sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thụ protein. Thiếu kẽm sẽ khiến tóc khô, yếu, dễ rụng và mỏng.
Một biểu hiện khác của tình trạng thiếu kẽm và canxi là móng giòn, dễ gãy. Thiếu kẽm, cơ thể thiếu chất khoáng để phát triển các mô và tế bào móng, khiến móng giòn, dễ gãy.
Biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm: Dễ ốm vặt
Kẽm là một khoáng chất quan trọng trong việc duy trì và phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể. Cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh và giúp vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm suy yếu sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch làm cho sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, mắc các bệnh do hệ miễn dịch.
Canxi có vai trò kiểm soát quá trình miễn dịch, là yếu tố phát hiện sớm mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể nhận biết, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, cơ thể thiếu canxi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm: Chán ăn, chậm lớn
Kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme được tìm thấy trong cơ thể. Vi chất dinh dưỡng này có vai trò tái tạo, tổng hợp protein là nhân tố quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, khi thiếu kẽm sự phân chia tế bào khó, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, dẫn đến trẻ chậm lớn.
Ngoài ra, kẽm còn có vai trò bảo vệ tế bào vị giác và khứu giác. Việc thiếu khoáng chất này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào vị giác và khứu giác khiến trẻ biếng ăn, rối loạn vị giác, gây suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Bệnh lý về da
Theo nghiên cứu, thiếu kẽm còn gây ra các bệnh lý về da ở trẻ, thiếu kẽm gây viêm vùng mặt, chân và các bộ phận khác trên cơ thể, bỏng da, nổi mụn, viêm lưỡi,...
Tiêu chảy
Vai trò của kẽm và canxi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây nhiễm trùng vào cơ thể, giúp tăng trưởng sức khỏe. Nếu thiếu canxi và kẽm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp ở trẻ.
Biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm: Vết thương chậm lành
Kẽm và canxi giúp chữa lành vết thương bằng cách tham gia sửa chữa màng tế bào, tăng sinh tế bào và hoạt động của hệ thống miễn dịch. Kẽm và canxi cần thiết cho sự phát triển ổn định của thành tế bào tổng hợp DNA, RNA và protein, đồng thời thúc đẩy sự tăng sinh của nguyên bào sợi.
Vì vậy, thiếu hai khoáng chất này sẽ làm chậm quá trình hình thành mô và làm vết thương lâu lành. Bổ sung kẽm và canxi giúp kích thích và đẩy nhanh quá trình tái tạo enzyme sửa chữa vết thương, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở.
Thiếu máu và khô da
Theo một số nghiên cứu về tình trạng thiếu canxi, kẽm còn gây thiếu máu ở trẻ em. Kẽm là khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình nhân lên của tế bào và tổng hợp protein nên nếu thiếu chất này sẽ khiến da bị khô và thô ráp.
Trẻ thiếu canxi và kẽm phải làm sao?
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu canxi, kẽm vì đây là thời điểm cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Vì vậy, việc bổ sung canxi và kẽm cho trẻ là điều cần thiết. Ba mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và kẽm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, chẳng hạn như:
Phô mai: Một khẩu phần ăn phô mai chứa khoảng 5.8mg kẽm và còn là nguồn cung cấp canxi và khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, khi sử dụng cho bé, mẹ không nên lạm dụng quá nhiều vì phô mai chứa nhiều chất béo bão hòa.
Sữa: 230ml sữa tươi sẽ cung cấp cho trẻ khoảng 276 - 352mg canxi và khoảng 0.6 - 0.4mg kẽm. Vì vậy, nếu mẹ chưa biết nên cho trẻ ăn gì khi bị thiếu kẽm, canxi thì có thể tận dụng thực phẩm này.
Các loại động vật có vỏ: Tôm, sò, cua,... là những thực phẩm giàu kẽm và canxi được trẻ yêu thích. Mẹ có thể dùng để nấu cháo, nấu súp, xào, hấp,...
Thịt bò: 100g thịt bò sẽ cung cấp khoảng 12.3mg kẽm và 18mg canxi. Ngoài ra, thịt bò còn là nguồn cung cấp sắt, chất béo và protein dồi dào cho bé.
Thịt cừu: Mặc dù không chứa nhiều kẽm và canxi như thịt bò nhưng 100g thịt cừu vẫn cung cấp khoảng 8.7mg kẽm và 17mg canxi. Vì vậy các mẹ có thể thêm thực phẩm này vào trong thực đơn của bé.
Ngoài những thực phẩm kể trên, mẹ có thể cho trẻ ăn ngũ cốc, yến mạch, rau xanh, các loại hạt để tăng cường kẽm và canxi cho bé. Lưu ý trong chế độ ăn uống của trẻ phải đa dạng các món ăn để trẻ không biếng ăn.
Bài viết trên đã giúp ba mẹ biết biểu hiện trẻ thiếu canxi và kẽm là gì để bổ sung kịp thời cho trẻ. Kẽm giúp trẻ hấp thụ canxi từ thực phẩm một cách hiệu quả và giúp trẻ khỏe mạnh. Vì vậy, nếu ba mẹ muốn trẻ phát triển tối ưu thì bổ sung canxi thôi là chưa đủ mà cần kết hợp thêm kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày để khắc phục tình trạng thiếu hụt canxi và kẽm ở trẻ.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.