Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Cẩm Ly
Mặc định
Lớn hơn
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một phản ứng cấp tính của da với độc tố của kiến ba khoang với tổn thương da là các dát đỏ thành dải, rải rác có thể kèm theo mụn nước, mụn mủ kèm theo cảm giác ngứa rát nhiều. Vậy cách xử lý thế nào?
Thời tiết thay đổi, mưa liên tục,... là thời điểm mà kiến ba khoang xuất hiện và tìm kiếm nơi trú ẩn. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm da do tiếp xúc với nọc độc của kiến ba khoang. Việc áp dụng biện pháp điều trị sớm là cần thiết để tránh gây đau và viêm nhiễm cho bệnh nhân. Cùng Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Kiến ba khoang, được biết đến với tên khoa học là Paederus fuscipes curtis, thuộc bộ Coleoptera và họ Staphylinidae (bọ cánh cứng). Đây là một loài côn trùng có hình dáng thon dài giống hạt thóc, dài khoảng 1 - 1.2cm và rộng khoảng 2 - 3mm, với màu sắc chủ yếu là đen và đỏ, rất giống với con kiến. Loài này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến kim, kiến gạo, kiến cong, kiến nhốt, cằm cặp,...
Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng có đốt, có khả năng bay và di chuyển nhanh chóng. Chúng thường được tìm thấy ở các khu vực như ruộng lúa, vườn cây, dưới tán cây trong bìa rừng, ven bờ suối hoặc bãi rác thải, và cả trong các công trình xây dựng. Loài này thường xuất hiện và hoạt động nhiều vào đầu mùa mưa khi độ ẩm cao. Chúng thích ánh sáng từ đèn ban đêm nên thường bay vào nhà khi có ánh sáng.
Trong cơ thể của kiến ba khoang chứa độc tố pederin (hay còn được gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid), có tác dụng bảo vệ trứng của chúng không bị tấn công và ăn mất bởi các sinh vật khác. Thường thì kiến ba khoang bay vào nhà và đậu lên quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn,... Khi da của con người tiếp xúc với chất tiết của chúng thông qua các vật dụng này hoặc do vô tình đập chết kiến ba khoang, độc tố pederin sẽ tiết ra và dính vào da, gây viêm da và kích ứng. Nếu không rửa sạch tay kỹ sau khi tiếp xúc, có thể độc tố pederin sẽ lan rộng và gây viêm da trên nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra có thể nhẹ đến nặng tùy thuộc vào lượng độc chất pederin có trên cơ thể kiến xâm nhập vào da. Vùng da bị viêm thường ở cổ, mặt, lưng hoặc tay, chân,... Các triệu chứng cụ thể bao gồm:
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển thành dạng loét với nhiều hình dạng khác nhau. Sau đó, các vết loét và phỏng nước sẽ khô và đóng vảy dần. Khi vảy rụng, có thể để lại các vết sẫm màu trên da.
Dưới đây là một số biện pháp xử lý ngay khi tiếp xúc với kiến ba khoang mà bạn cần biết:
Nếu được điều trị đúng, bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày. Trong các trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.
Nhận biết và hiểu biết về kiến ba khoang để tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc biết cách xử lý khi tiếp xúc với chúng:
Cho trẻ tắm gội hàng ngày, nhưng tránh quệt từ vùng tổn thương sang vùng da lành của trẻ hoặc của người chăm sóc. Đồng thời, nên chọn quần áo dài mỏng, có chất liệu thấm và thoáng mát cho trẻ.
Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống bình thường, không cần kiêng bất kỳ loại thức ăn nào.
Nếu vùng tiếp xúc với kiến ba khoang bị lan rộng và nghiêm trọng, hãy cho trẻ nghỉ học để kiểm soát bệnh và tránh lây nhiễm cho các trẻ khác.
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là một dạng viêm da phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đối với sức khỏe, nhưng lại gây ra cảm giác không thoải mái và lo lắng cho bệnh nhân. Vì vậy, việc phòng ngừa kiến ba khoang là rất quan trọng để tránh phải đối diện với nguy cơ bị viêm da.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...