Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lật cổ chân phải điều trị trong thời gian bao lâu thì sẽ khỏi?

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ

Lật cổ chân là chấn thương thường gặp khi chúng ta chơi thể thao thường xuyên hay chẳng may bị té ngã. Chấn thương này khiến việc đi lại trở nên vô cùng bất tiện. Vậy lật cổ chân trong bao lâu thì sẽ khỏi? Bạn đọc hãy tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay của nhà thuốc Long Châu nhé.

Lật cổ chân hay còn gọi là lật sơ mi cổ chân là chấn thương có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Dẫu vậy, nếu bạn từng gặp phải chấn thương ở cổ chân trong quá khứ hoặc thường xuyên chơi thể thao hay vận động mạnh thì tỉ lệ chấn thương lật cổ chân sẽ cao hơn người bình thường. 

Lật cổ chân bao lâu thì khỏi?

Thời gian lành tùy thuộc vào mức độ chấn thương (giãn, rách, đứt dây chằng) và phương pháp điều trị và phục hồi chức năng.

Thông thường, những trường hợp nhẹ cần 3 - 5 tuần để kiểm soát các triệu chứng và 2 - 3 tháng để khớp cổ chân hồi phục hoàn toàn sau chấn thương. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn như rách hoặc đứt dây chằng, bệnh nhân phải mất 3 - 6 tháng để điều trị và phục hồi chức năng, 2 - 3 tháng để kiểm soát các triệu chứng và 6 - 8 tháng để điều trị khớp cổ chân phục hồi hoàn toàn.

lật cổ chân bao lâu thì khỏi

Thời gian lành do lật cổ chân tùy thuộc vào mức độ chấn thương và phương pháp điều trị

Lật sơ mi cổ chân có mấy dạng

Có hai kiểu lật cổ chân:

  • Lật cổ chân trong: Điều này xảy ra khi bàn chân quay vào trong trong một chấn thương. Kết quả là các dây chằng bị giãn quá mức và bị rách, đứt. Trong trường hợp nặng như đứt dây chằng độ 2 hoặc độ 3, các tổn thương có xu hướng tiến triển, gây đau khớp cổ chân hoặc mất ổn định khớp mãn tính.
  • Lật cổ chân ngoài : Điều này xảy ra khi bàn chân xoay ra ngoài trong một chấn thương. Khi bị tác động lực lớn sẽ làm gãy cổ chân giữa, thường không bị đứt dây chằng.

Các cách chẩn đoán lật cổ chân

Khi khám, bác sĩ thường quan sát để kiểm tra các tổn thương bên ngoài. Sau đó, nhẹ nhàng ấn xung quanh khu vực bị ảnh hưởng để tìm kiếm các điểm đau và dây chằng bị tổn thương. Bác sĩ có thể xoay bàn chân và mắt cá chân theo các hướng khác nhau để kiểm tra phạm vi chuyển động.

Đồng thời xác định các bất thường về khả năng vận động và các yếu tố làm trầm trọng hơn. Ngoài ra, di chuyển bàn chân và mắt cá chân của bạn giúp đảm bảo động mạch và dây thần kinh không bị tổn thương và giúp bạn biết xương nào bị ảnh hưởng. Sau khi khám lâm sàng, một số xét nghiệm hình ảnh có thể được chỉ định để hiểu rõ hơn về chấn thương, bao gồm: 

  • Chụp X-quang: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang cho bệnh nhân để kiểm tra tình trạng gãy xương sau chấn thương.
  • Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI): Nếu lật cổ chân gây ra thương tích nghiêm trọng thì chụp ảnh cộng hưởng có thể được chỉ định. Các bác sĩ sẽ kiểm tra một cách toàn diện các cấu trúc của khớp và mô mềm xung quanh nhờ kỹ thuật này. Từ đó sẽ xác định được dây chằng bị rách, xương gãy, sụn bị hư hỏng,...
  • Siêu âm: Siêu âm giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng về các dây chằng xung quanh khu vực bị thương. Điều này cho phép bác sĩ xem các dây chằng trông như thế nào khi di chuyển ở bàn chân và mắt cá chân.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp tạo ra hình ảnh chi tiết của xương. Kỹ thuật này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và đánh giá các tổn thương sâu và tiềm ẩn.

chụp x quang giúp chẩn đoán chấn thương cổ chân

Chụp X - quang là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán chấn thương cổ chân

Gợi ý một số cách chữa lật cổ chân tại nhà hiệu quả

Chìa khóa để điều trị và phục hồi chấn thương lật cổ chân là điều trị vết thương sớm và đúng cách.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi giúp bạn giảm căng thẳng cho các mô bị viêm và bị tổn thương, ngăn ngừa chấn thương mắt cá trong tương lai hoặc tái phát. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp ổn định xương khớp, giảm đau nhức và giảm đau hiệu quả. Khi nghỉ ngơi, bệnh nhân nên dùng nẹp hỗ trợ để giảm áp lực ra khỏi khớp.

Chườm lạnh

Chườm lạnh được coi là phương pháp điều trị tốt nhất cho chấn thương cổ chân. Đặt một túi đá lên mắt cá chân của bạn giúp giảm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng, giảm nhiệt, mẩn đỏ và sưng tấy. Hơn nữa, biện pháp này còn có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm đau sau chấn thương. Nên chườm lạnh ngay sau khi xuất hiện tổn thương để đạt hiệu quả tối ưu. Khi thực hiện xong, bạn nên bọc một ít đá hoặc rau củ đông lạnh vào một miếng vải hoặc khăn, sau đó đặt chúng lên vùng bị đau. Chườm và giữ trong khoảng 20 phút.

lật cổ chân bao lâu thì khỏi 3

Phương pháp chườm lạnh được đánh giá là tốt nhất khi điều trị chấn thương cổ chân

Nén

Nén giúp giảm sưng và ổn định khớp cổ chân, hạn chế những cử động không cần thiết có thể dẫn đến đau hoặc làm tổn thương dây chằng nặng hơn. Để thực hiện, bạn phải dùng băng thun hoặc gạc quấn quanh khớp cổ chân, luôn bắt đầu từ điểm xa tim nhất. Chú ý không quấn quá chặt để tránh cản trở lượng máu đến cổ chân và bàn chân.

Nâng cao cổ chân

Sau khi đã được băng bó cổ chân, điều quan trọng là phải giữ vùng bị thương cao hơn tim (khi ngồi trên ghế hoặc nằm) để giúp giảm sưng và đau do chấn thương gây ra.

Các cách phòng ngừa chấn thương lật cổ chân 

Để ngăn ngừa chấn thương cổ chân, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:

  • Nếu bạn cảm thấy đau hoặc mỏi ở mắt cá chân, bạn nên dừng việc đang làm để tránh bị thương.
  • Nên xoa bóp bàn chân, cổ chân sau khi chơi thể thao để các dây chằng, cơ, gân, khớp được thư giãn, tránh căng thẳng quá mức.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường thường xuyên để giữ cho mắt cá chân của bạn linh hoạt và mạnh mẽ.
  • Khi hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh cần chọn lựa giày vừa vặn và phù hợp. Cụ thể, đi giày bóng rổ đế cao giúp nâng đỡ và bảo vệ cổ chân khi chơi bóng.
  • Hạn chế đi giày cao gót để tránh té ngã khiến lật sơ mi cổ chân.
  • Nên sử dụng băng thun để bó quanh mắt cá chân khi chơi thể thao hoặc hoạt động để bảo vệ và hỗ trợ thêm, giảm nguy cơ chấn thương.
  • Không chơi các môn thể thao tiếp xúc hoặc vận động mạnh, gập cổ chân quá mức khi cổ chân yếu và không ổn định do chấn thương trước đó.
  • Đảm bảo rằng bạn nơi ở và chơi thể thao ở những nơi có bề mặt bằng phẳng, không có chướng ngại vật hoặc lỗ hổng. Loại bỏ chướng ngại vật và các mối nguy hiểm khác trong sân và trong nhà của bạn để ngăn ngừa ngã.
  • Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để tăng cường lưu thông máu, giúp khớp cổ chân luôn linh hoạt và giảm chấn thương.

dùng băng thun y tế cố định mắt cá chân khi chơi thể thao

Nên sử dụng băng thun y tế để bó quanh mắt cá chân khi chơi thể thao hoặc hoạt động

Lật cổ chân có thể làm tổn thương nghiêm trọng dây chằng, gây đau, sưng, bầm tím và giảm phạm vi chuyển động. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát nếu điều trị sớm và đúng cách. Vì vậy, người bệnh nên khám, xử lý và điều trị theo đúng hướng dẫn khi có tổn thương.

Nga Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin