Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, dưới nhiều hình thức đa dạng, gây tổn hại rất lớn về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Bạo lực học đường đã trở thành điểm nhức nhối của xã hội, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi con em đến trường.
Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng mức độ, tính chất của hành vi này ngày càng nguy hiểm và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, những hành vi bạo lực ngày càng xảy ra nhiều hơn ở ngoài đời và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
Vấn đề bạo lực học đường là một hiện tượng đáng lên án trong xã hội ngày nay. Điều đáng buồn hơn nữa là loại bạo lực này hiện hữu ở mọi ngóc ngách trong mỗi lớp học.
Chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của nạn nhân. Biểu hiện bạo lực học đường có thể là la mắng, chửi bới, lăng mạ, tẩy chay, quấy rối... Đây là hành vi cần loại bỏ khỏi xã hội, đặc biệt là môi trường học đường. Một hành vi chúng ta nghĩ là bốc đồng của thanh thiếu niên, tuy nhiên hành vi này sẽ để lại tổn thương, chấn thương tâm lý cũng như hậu quả không thể lường trước được cho các nạn nhân phải gánh chịu hành vi bạo lực học đường.
Do đó, hiểu một cách chung nhất, bạo lực học đường là hành vi gây thương tích có chủ đích, hành vi này gây tổn hại về thể chất và tinh thần của nạn nhân, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách nạn nhân sau này.
Việc xác định các loại bạo lực sẽ giúp phụ huynh và giáo viên dễ dàng nhận biết dấu hiệu trẻ đang bị bắt nạt hoặc đang bắt nạt người khác. Đây là bước quan trọng trong việc ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của bạo lực hiện đại.
Về cơ bản, bạo lực học đường có thể được chia thành các loại: Bạo lực bằng lời nói, bạo lực thân thể, bạo lực xã hội và bạo lực mạng.
Đó là hành vi bằng lời nói dùng những từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm, miệt thị, bao gồm: Trêu chọc, đặt biệt danh, sỉ nhục, đe dọa, đưa ra những nhận xét thiếu tôn trọng người khác về ngoại hình, tôn giáo, dân tộc, người khuyết tật, giới tính, gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình…
Bạo lực bằng lời nói hay verbal abuse ban đầu có thể không gây hại nhưng về lâu dài, những tác động tiêu cực của bạo lực bằng lời nói cũng không kém gì các loại bạo lực khác.
Cách nhận biết con bạn đang bị bạo lực bằng lời nói: Con bạn có thể bắt đầu bỏ bữa, thay đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu kỉnh. Trẻ bắt đầu chia sẻ với cha mẹ những điều buồn bã mà bạn bè hoặc người khác nói về trẻ và trẻ có thể hỏi bạn xem những điều đó có đúng không.
Cách nhận biết con bạn đang bị bạo lực thân thể: Nhiều trẻ sẽ giấu cha mẹ nếu bị bạn bè bắt nạt bằng bạo lực thân thể. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến những vết thương, vết trầy xước, vết bầm tím…, trên cơ thể con mình. Ngoài ra, quần áo bị xé, rách hoặc khi trẻ than thở đau đầu, đau bụng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bạo lực thân thể.
Đây là một hình thức bắt nạt dễ dàng che giấu, có thể xảy ra sau lưng trẻ nhằm ngăn cản trẻ hòa đồng với các bạn cùng lớp hoặc các nhóm, hội trong trường học. Hình thức bạo lực này không dễ nhận ra, tuy nhiên lại có thể khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, cảm thấy vô cùng tủi thân và nghiêm trọng hơn là hủy hoại danh tiếng của trẻ. Những hành vi sau đây có thể được coi là bạo lực xã hội:
Cách nhận biết con bạn đang bị bạo lực xã hội: Cha mẹ có thể theo dõi những thay đổi trong tính cách và tâm trạng của con mình khi chúng đột ngột ngừng chơi với một nhóm bạn hoặc không tham gia một số hoạt động nhóm nhất định. Trẻ đang hoạt động một mình nhiều hơn bình thường. Các bé gái thường có trải nghiệm cảm giác bị xa lánh, cô lập và cảm thấy cảm xúc của mình dễ bị ảnh hưởng bởi những người bạn xung quanh.
Bạo lực mạng hay còn gọi là bạo lực trên môi trường mạng có thể được hiểu là hành vi gây hại có chủ ý và lặp đi lặp lại thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến... Bạo lực mạng có thể xảy ra công khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thể thấy ngay trước mắt hoặc lặng thầm sau lưng nạn nhân. Bạo lực mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí có thể xảy ra liên tục và có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể bị cắt ghép chỉnh sửa không kiểm soát.
Một số ví dụ về bạo lực mạng:
Cách nhận biết con bạn đang bị bạo lực mạng: Cha mẹ quan sát và có thể nhận biết khi con mình dành nhiều thời gian trên mạng. Trẻ lướt mạng xã hội và nhắn tin liên tục nhưng trông chúng có vẻ buồn bã, thậm chí căng thẳng. Trẻ đột nhiên khó ngủ, năn nỉ bố mẹ cho ở nhà thay vì đến trường, đột ngột ngừng tham gia các hoạt động tập thể mà chúng từng yêu thích.
Bạo lực học đường có thể để lại hậu quả lâu dài đối với trẻ bị bắt nạt. Các bậc phụ huynh hãy dành thời gian quan tâm và tập trung vào con mình bằng cách tâm sự, trò chuyện cởi mở để trẻ có thể chia sẻ những câu chuyện về trường lớp, bạn bè và thầy cô.
Ngoài ra, sau khi có những hiểu biết nhất định về bạo lực học đường, phụ huynh có thể chủ động nhận biết những thay đổi bất thường ở con mình nếu chẳng may trở thành nạn nhân của bạo lực. Từ đó, cha mẹ có thể cùng con tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.