Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những biện pháp điều trị, kỹ thuật nắn trật khớp vai phổ biến và bí quyết giúp chấn thương nhanh khỏi.
Trật khớp vai có rất nhiều biện pháp điều trị khác nhau, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chẩn đoán phù hợp. Trong đó các kỹ thuật nắn trật khớp là được sử dụng nhiều nhất. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về từng phương pháp điều trị trật khớp vai trong bài viết dưới đây nhé!
Chấn thương tác động trực tiếp vào vai từ phía sau như là tai nạn xe gắn máy, ô tô cán đè vào sau vai hoặc là bị đánh mạnh từ sau vai làm cho chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo.
Do ngã chống bàn tay hoặc khụy xuống nền cứng trong tư thế tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài gây ra trật khớp.
Chấn thương thể thao có thể dẫn đến trật khớp vai
Trật khớp vai là một chấn thương rất phổ biến hiện nay. Thường gặp phải ở giới trẻ, lứa tuổi diễn ra nhiều hoạt động thể lực. Tùy theo từng tình trạng chấn thương mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Có thể kể đến như sau:
Nắn vai thường dùng với trường hợp trật khớp vai lần đầu, tình trạng trật nhẹ, có thể giải quyết mà không cần xâm lấn. Về cách thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng một vài thao tác để đưa khớp vai trở lại vị trí giải phẫu ban đầu của chúng.
Tùy vào mức độ sưng đau mà bạn có thể được chỉ định sử dụng thêm thuốc giãn cơ hay thuốc an thần phù hợp và không cần phải gây mê khi nắn khớp. Sau khi xương vai đã trở về đúng vị trí, những triệu chứng đau nhức, khó di chuyển sẽ giảm dần và hồi phục.
Đối với những người gặp phải tình trạng trật khớp tái đi tái lại quá nhiều lần dù đã được chữa trị, phục hồi thì khớp vai và dây chằng sẽ yếu đi. Khiến tình trạng sau mỗi lần mắc đều nặng lên, khó điều trị. Do đó, để dứt điểm hoàn toàn cần phải phẫu thuật can thiệp.
Ngoài ra, cũng cần áp dụng cả với trường hợp có tổn thương vào dây thần kinh hoặc mạch máu. Phương pháp phẫu thuật rất đa dạng tùy thuộc vào tình trạng chấn thương. Đây là cách giúp vết mổ nhanh lành, ít nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.
Đối với trường hợp chấn thương nhẹ, không có quá nhiều di lệch thì chỉ cần cố định khớp lại vết thương sẽ dần dần hồi phục. Bác sĩ sẽ dùng một loại áo hay nẹp chuyên dụng để giữ vai người bệnh ổn định từ vài ngày cho đến khoảng 3 tuần.
Trật khớp bả vai có thể gây nên cơn đau, co rút cơ khiến bệnh nhân rất khó chịu. Do đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê thêm một vài loại thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ làm người bệnh thoải mái hơn.
Chấn thương và cố định tại một vị trí quá lâu có thể dẫn đến hoạt động của cơ và khớp yếu đi. Do đó, cần lựa chọn những bài tập vật lý trị liệu để phục hồi tầm vận động của khớp vai, đồng thời tăng thêm sức mạnh và sự ổn định cho vai.
Người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất, tránh hoạt động quá mức khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
Vật lý trị liệu điều chỉnh khớp vai
Phương pháp Hippocrates hay còn được gọi là phương pháp gót chân. Kỹ thuật được thực hiện như sau: Cho bệnh nhân nằm ngửa dưới đất.
Người thực hiện thủ thuật nắm lấy tay bệnh nhân, để hơi dạng ra và kéo theo trục dọc. Cho gót chân vào nách của bệnh nhân và đạp mạnh để chống lại lực kéo ở tay. Kéo như vậy khoảng 5 phút rồi bỏ gót chân ra. Sau đó, đưa cánh tay bệnh nhân lại vào trong.
Nếu như nghe thấy tiếng "cục" nghĩa là chỏm đã vào ổ khớp. Đây là phương pháp nắn trật khớp vai đơn giản và ra đời sớm nhất. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng và thất bại lại cao hơn những kỹ thuật khác.
Nắn trật khớp vai bằng phương pháp Hippocrates
Cho bệnh nhân ngồi với tư thế gấp khuỷu 90o. Người thực hiện thủ thuật sẽ ép khuỷu bên tay trật vào lồng ngực, sau đó đưa cánh tay duỗi ra sau càng nhiều càng tốt. Quay cẳng tay ra ngoài theo mặt phẳng đứng ngang. Lúc này chỏm trật sẽ tự động vào vị trí ban đầu. Nếu như chưa vào thì có thể đưa cánh tay gấp ra trước và cuối cùng xoay cánh tay vào trong.
Phương pháp Kocher
Bất động sau khi nắn chỉnh hay còn được gọi là băng bột kiểu Desault. Dạng cánh tay 20o, đưa cẳng tay đặt chéo trước ngực. Như vậy cánh tay sẽ xoay vào trong làm cho bao khớp đã bị rách ở phía trước chùng lại và dễ liền hơn. Sau đó bó bột cố định xung quanh vùng tổn thương rồi giữ như vậy trong 3 - 4 tuần.
Phương pháp bất động sau khi nắn chỉnh
Theo chia sẻ của các chuyên gia, bí quyết giúp khớp vai hồi phục chính là RICE. Bao gồm Relax (nghỉ ngơi), Ice (chườm lạnh), Compression (băng bó) và Elevation(nâng cao khớp cổ chân để giảm sưng).
Thực hiện đúng những bước này sẽ giúp chấn thương đỡ khó chịu và nhanh chóng bình phục hơn. Cụ thể:
Sau khi hoàn thành những sơ cứu ban đầu, bạn nên đưa người bệnh đến thăm khám càng sớm càng tốt. Sau khi xem qua tình trạng, tiền sử bệnh, kết quả xét nghiệm, chụp X - quang,... bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây chính là những phương pháp nắn trật khớp vai được sử dụng nhiều nhất. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, được áp dụng phù hợp với từng tình trạng chấn thương.
Xem thêm:
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.