Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Sinh con

Các loại chấn thương khi sinh và cách hỗ trợ

Ngày 10/10/2024
Kích thước chữ

Chấn thương khi sinh có thể để lại những tác động lâu dài về mặt tâm lý và cảm xúc cho phụ nữ. Tình trạng này có thể xảy ra khi chị em trải qua cảm giác không an toàn về mặt thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý ngay trước, trong hoặc sau khi chuyển dạ và sinh nở. Chấn thương khi sinh không chỉ ảnh hưởng đến người vợ mà người bạn đời của họ cũng có thể trải qua.

Chấn thương khi sinh là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ hơn so với những gì thường được báo cáo. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng  3 - 6% phụ nữ bị rối loạn căng thẳng sau sinh. Tỷ lệ thực tế được cho là còn cao hơn nhiều vì có rất nhiều trường hợp lo lắng sau sinh và rối loạn tâm trạng sau sinh không được chẩn đoán, điều trị.

Các loại chấn thương khi sinh

Chấn thương khi sinh, cho dù là do các trường hợp khẩn cấp liên quan đến thể chất người mẹ hay các trường hợp khẩn cấp về y tế liên quan đến em bé, đều có thể gây ra những tác động tâm lý sâu sắc cho cả cha và mẹ. Việc hiểu các loại chấn thương khi sinh và nguyên nhân của chúng là rất quan trọng trong việc hỗ trợ và chăm sóc cho các gia đình trong và sau khi sinh con. Nếu bạn hoặc bạn đời đã trải qua chấn thương khi sinh, việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp là rất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chữa lành cũng như đưa ra các biện pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề về mặt cảm xúc.

Các loại chấn thương khi sinh và cách đối phó 1
Chấn thương khi sinh là trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn em bé

Dưới đây là các loại chấn thương khi sinh khác nhau và tác động tiềm ẩn của chúng:

Chấn thương khi sinh đối với người mẹ

Một số trường hợp khẩn cấp về y tế trong hoặc xung quanh thời điểm sinh có thể dẫn đến chấn thương khi sinh cho người mẹ, bao gồm:

Chấn thương khi sinh về mặt cảm xúc

Ngoài các trường hợp khẩn cấp về thể chất, chấn thương khi sinh cũng có thể phát sinh từ những trải nghiệm cảm xúc trong quá trình sinh nở. Điều này có thể xảy ra do:

Thiếu kiểm soát cơn đau

Đặc biệt là trong các thủ thuật như sinh mổ, việc giảm đau không đủ có thể sẽ khiến người mẹ đau đớn và căng thẳng về mặt tâm lý.

Môi trường cảm xúc không an toàn

Khi người mẹ cảm thấy không được quan tâm như mong đợi về mặt cảm xúc, không an toàn hoặc không được lắng nghe, điều này có thể dẫn đến cảm giác sợ hãi và đau khổ, góp phần gây ra chấn thương khi sinh vì cảm giác bất lực bao trùm.

Các loại chấn thương khi sinh và cách đối phó 2
Sinh non là chấn thương xảy ra cho em bé

Chấn thương khi sinh cho em bé

Trong một số trường hợp, chấn thương khi sinh có liên quan đến các trường hợp khẩn cấp về y tế liên quan đến em bé. Những tình huống này có thể bao gồm:

  • Sinh non;
  • Trẻ sơ sinh cần can thiệp y tế chuyên sâu;
  • Các tình trạng bệnh lý không lường trước;
  • Trẻ bị chấn thương trong quá trình chuyển dạ, sinh nở.

Chấn thương trong quá khứ do chuyển dạ và sinh nở

Đối với một số cha mẹ, quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể khơi dậy ký ức về những sự kiện chấn thương trong quá khứ, chẳng hạn như bị lạm dụng tình dục, bạo lực gia đình hoặc đau khổ về mặt cảm xúc. Trải nghiệm sinh nở có thể khiến những chấn thương trong quá khứ này tái diễn, làm tăng thêm sự đau khổ về mặt cảm xúc cho một tình huống vốn đã quá sức chịu đựng. Cả cha và mẹ đều có thể thấy mình bị chấn thương trở lại do trải nghiệm sinh nở, gây ra những thách thức về mặt cảm xúc lâu dài.

Dự phòng chấn thương khi sinh

Chấn thương khi sinh gây tác động lớn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với những người bị ảnh hưởng, chấn thương khi sinh có thể trở thành nỗi ám ảnh khiến quá trình chuyển đổi vai trò làm cha mẹ càng trở nên khó khăn hơn.

Chấn thương khi sinh có thể ảnh hưởng đến cách một bà mẹ mới cảm thấy kết nối với bản thân, bé yêu, người bạn đời và thậm chí là thời điểm hiện tại. Cảm giác hoảng sợ, lo lắng và sợ hãi luôn hiện diện chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Thậm chí, không ít phụ nữ phải liên tục vật lộn với những suy nghĩ ám ảnh, những ký ức choáng ngợp hoặc những cơn ác mộng về việc trải nghiệm lại quá trình sinh nở.

Các loại chấn thương khi sinh và cách đối phó 3
Chấn thương khi sinh nghiêm trọng có thể trở thành nỗi ám ảnh của người mẹ

Những tác động về mặt cảm xúc này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hạnh phúc của cả gia đình. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải nhận ra sớm các dấu hiệu của chấn thương khi sinh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tác động của nó.

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp chấn thương khi sinh đều có thể phòng ngừa được, nhưng có một số chiến lược có thể giúp giảm nguy cơ và cải thiện sức khỏe tâm thần của các bà mẹ và gia đình họ như:

  • Giáo dục tiền sản toàn diện;
  • Trao đổi cởi mở với bác sĩ chuyên khoa sinh sản;
  • Tiếp cận các kênh hỗ trợ sức khỏe tinh thần trong thời kỳ mang thai;
  • Nắm được các kế hoạch sinh nở;
  • Chuẩn bị sự hỗ trợ sau sinh chu đáo;
  • Sự tham gia của bạn đời và gia đình.

Chấn thương khi sinh là một tình trạng phức tạp có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cảm xúc và tâm lý của người mẹ. Tuy nhiên, thông qua giáo dục, giao tiếp cởi mở, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và chăm sóc sau sinh, có thể giảm nguy cơ chấn thương và hỗ trợ quá trình chuyển đổi lành mạnh hơn sang vai trò làm cha mẹ. Nếu chấn thương khi sinh xảy ra, can thiệp và hỗ trợ sớm là rất quan trọng đối với quá trình chữa lành, giúp các bà mẹ và gia đình phục hồi và phát triển.

Làm thế nào để đối phó với chấn thương khi sinh?

Trải qua chấn thương khi sinh có thể để lại những tác động lâu dài về mặt tâm lý và cảm xúc. Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng, cảnh giác quá mức, mất kết nối hoặc choáng ngợp trong những ngày, tuần hoặc thậm chí là tháng sau khi sinh con. Nếu bạn đang phải đối mặt với những thách thức này, hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Có một số phương pháp hiệu quả giúp đối phó với chấn thương khi sinh và hỗ trợ quá trình phục hồi cảm xúc của bạn.

Các loại chấn thương khi sinh và cách đối phó 4
Sinh con trong môi trường an toàn cũng tránh được biến chứng sau sinh

Liệu pháp điều trị chấn thương khi sinh

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm các triệu chứng của chấn thương khi sinh là thông qua liệu pháp. Các loại liệu pháp khác nhau đã cho thấy thành công lớn trong việc giúp mọi người xử lý và chữa lành những chấn thương khi sinh hiệu quả:

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

CBT là một hình thức liệu pháp trò chuyện tập trung vào việc thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Liệu pháp này giúp bạn kiểm soát những cảm xúc choáng ngợp liên quan đến chấn thương khi sinh bằng cách phát triển những cách suy nghĩ mới, lành mạnh hơn. Liệu pháp này có thể cung cấp các công cụ để đối mặt và định hình lại nỗi sợ hãi, cho phép bạn lấy lại quyền kiểm soát đối với các phản ứng cảm xúc của mình.

Liệu pháp tiếp xúc

Liệu pháp tiếp xúc khuyến khích bạn đối mặt với nỗi sợ hãi và lo lắng bắt nguồn từ chấn thương khi sinh. Bằng cách dần dần đối mặt với những nỗi sợ hãi này trong một môi trường an toàn và được kiểm soát, bạn có thể giảm bớt sức ảnh hưởng của chúng đối với bạn. Quá trình này cho phép bạn xử lý lại sự kiện đau thương và giảm bớt sự kìm kẹp về mặt cảm xúc của nó.

Giải mẫn cảm và tái xử lý bằng chuyển động mắt (EMDR)

EMDR kết hợp liệu pháp tiếp xúc với chuyển động mắt có hướng dẫn để giúp não bạn xử lý những ký ức đau thương. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với chấn thương khi sinh vì nó cho phép bạn xem lại những ký ức đau thương đồng thời làm giảm phản ứng cảm xúc của bạn đối với chúng. Theo thời gian, quá trình này giúp giảm cường độ cảm xúc của những ký ức này, giúp bạn dễ dàng tiến về phía trước hơn.

Nhóm hỗ trợ vững mạnh

Việc chữa lành chấn thương khi sinh không chỉ đòi hỏi liệu pháp phù hợp mà còn cần có một mạng lưới hỗ trợ vững mạnh. Nhóm người này có thể bao gồm:

  • Một nhà trị liệu hoặc cố vấn có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sau sinh;
  • Một người hỗ trợ sau sinh;
  • Những người bạn hoặc thành viên gia đình đáng tin cậy;
  • Người bạn đời;
  • Các nhóm cộng đồng hoặc nhóm hỗ trợ của các bậc cha mẹ đã trải qua những trải nghiệm tương tự.
Các loại chấn thương khi sinh và cách đối phó 5
Người thân ở bên và động viên là liệu pháp tâm lý chữa lành chấn thương sau sinh

Các triệu chứng chấn thương khi sinh thường kéo dài cho đến khi chấn thương được giải quyết. Để thực sự chữa lành, điều quan trọng là phải cho phép bản thân cảm nhận và xử lý những cảm xúc xung quanh trải nghiệm đó. Xử lý chấn thương có nghĩa là đối mặt với những cảm xúc khó khăn, cho dù đó là sợ hãi, buồn bã hay tức giận, và giải quyết chúng với sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc người thân. Bằng cách cho phép bản thân đau buồn và xử lý chấn thương, bạn có thể tạo không gian để chữa lành và giành lại quyền kiểm soát sức khỏe tinh thần và cảm xúc của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin