Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa sau sinh

Ngày 23/07/2023
Kích thước chữ

Sau khi sinh, sức khỏe của các chị em phụ nữ còn rất yếu, rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch kém. Việc ăn uống quá nhiều hoặc không đúng cách để có sữa cho con đã gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa sau sinh. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Trong quá trình mang thai và sinh con, cơ thể phụ nữ trải qua những thay đổi lớn, không chỉ về cấu trúc, chức năng sinh lý mà còn về hormone và sự điều chỉnh hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa sau sinh và gây khó chịu trong cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của các mẹ.

Rối loạn tiêu hóa sau sinh là gì?

Có thể nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa sau sinh qua sự thay đổi của quá trình tiêu hóa, cụ thể:

  • Tiêu chảy: Phân lỏng, có tần suất đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và đi liên tục trong thời gian ngắn.
  • Táo bón: Mặt khác, một số phụ nữ sau sinh có thể gặp tình trạng táo bón, phân trở nên khô, cứng và khó đi qua ruột, gây đau bụng âm ỉ.
  • Khó tiêu hoá: Rối loạn tiêu hóa sau sinh gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.
  • Đầy bụng: Bị chướng bụng đầy hơi cũng là biểu hiện của rối loạn sau sinh.
  • Đau và khó chịu: Rối loạn tiêu hóa sau sinh có thể gây đau đớn và khó chịu ở vùng dạ dày và ruột.
các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa sau sinh 2
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường xảy ra với phụ nữ sau khi sinh

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa sau sinh

  • Thay đổi hormone: Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ bị suy giảm hormone progesterone và estrogens. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột và hoạt động tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Sau sinh, phụ nữ thay đổi chế độ ăn uống của họ để phục hồi và có sữa cho con bú. Các thay đổi trong chế độ ăn, như thiếu chất xơ hoặc không uống đủ nước, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.
các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa sau sinh 3
Chế độ ăn uống sau sinh không đúng cách dễ gây nên rối loạn tiêu hóa
  • Sự giãn nở tử cung: Trong quá trình mang thai, tử cung của phụ nữ mở rộng hơn để chứa thai nhi. Sau sinh, tử cung cần thời gian để hồi phục về kích thước ban đầu. Trong quá trình này, tử cung có thể gây áp lực lên ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Các yếu tố tâm lý: Stress, mệt mỏi và áp lực tâm lý sau sinh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Cách hạn chế rối loạn tiêu hóa sau sinh

Để giảm rối loạn tiêu hóa sau sinh, quan trọng là phải duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, uống đủ nước cần thiết trong một ngày, tập thể dục đều đặn và kiểm soát sự căng thẳng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống như rau xanh, trái cây tươi, hạt và ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ có thể giúp tăng cường nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Thực hiện các bài tập luyện cơ: Bài tập luyện cơ trực tiếp như bài tập Kegel có thể giúp củng cố cơ tử cung và cơ đại tràng, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa sau sinh 4
Nên bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau củ để cải thiện hệ tiêu hóa
  • Hạn chế stress: Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh, tác động đến nhu động ruột gây khó tiêu. Thử áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định, massage và thả lỏng để giảm bớt căng thẳng và cải thiện tiêu hóa.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa: Có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên như probiotics (vi khuẩn có lợi) để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường tiêu hóa. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
  • Thực phẩm lên men: Thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi và trà kombucha chứa vi khuẩn có lợi và enzym tiêu hóa có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Như vậy, thông qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa sau sinh. Bạn có thể tham khảo các cách giúp hạn chế rối loại tiêu hóa trong bài, nếu các triệu chứng không giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin