Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gai cột sống là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi. Người bệnh gai cột sống bị mất đi các đặc tính sinh lý vốn có của cột sống vì thế nó gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và chất lượng cuộc sống. Sự phát triển và kết hợp giữa y học hiện đại cùng y học cổ truyền đã cho ra đời những phương pháp điều trị gai cột sống giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Khả năng mắc bệnh gai cột sống tăng ở người lao động nặng hoặc không đúng tư thế, đặc biệt tuổi lớn. Người bệnh thường đau nhiều, đôi khi không thể tiếp tục làm việc được. Vậy có những phương pháp điều trị gai cột sống nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Gai cột sống là bệnh lý mạn tính phổ biến do cột sống bị thoái hóa, do vậy còn được gọi là thoái hóa cột sống. Bệnh thường diễn tiến từ từ, tăng dần gây đau đớn, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và liên quan nhiều đến tư thế vận động.
Thoái hóa cột sống thường gặp ở người lớn tuổi, trong đó nữ mắc nhiều hơn nam. Lao động nặng, làm việc sai tư thế hoặc tư thế không tốt cho cột sống cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến thoái hóa cột sống. Tỷ lệ mắc gai cột sống cao hơn ở người đã từng bị chấn thương cột sống, phẫu thuật cột sống hay có bất thường trục của chân.
Triệu chứng chủ yếu của gai cột sống là đau lưng, thắt lưng, đau cổ. Đau thường diễn ra âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Khi bệnh lâu ngày có thể đau liên tục, đôi khi người bệnh mất ngủ vì triệu chứng của bệnh. Giai đoạn nặng, người bệnh có thể đau kiểu tê, châm chích dọc theo đường đi của dây thần kinh, hay yếu liệt tay chân.
Khi có triệu chứng nghi ngờ thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ làm một số nghiệm pháp để xác định cơ lực, trương lực cơ và phản xạ đồng thời để xác định xem đã có biến chứng chèn ép thần kinh hay chưa. Sau đó, người bệnh sẽ được làm một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang, MRI để chẩn đoán bệnh và xác định mức độ tổn thương. Một số trường hợp cần thiết có thể được làm điện cơ đồ (EMG) để chẩn đoán.
Gai cột sống được điều trị dựa vào mức độ nặng của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giúp duy trì hoạt động thường ngày ở mức tốt nhất có thể và ngăn ngừa các tổn thương thần kinh. Có nhiều phương pháp điều trị gai cột sống như nghỉ ngơi, điều trị dùng thuốc (nội khoa), tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hay phẫu thuật, và có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả.
Nghỉ ngơi cũng là một cách để điều trị gai cột sống. Khi người bệnh nằm thư giãn, sẽ giảm áp lực lên cột sống, giúp giảm sự đau đớn, khó chịu. Nên có một thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau những giờ làm việc mệt mỏi, để cột sống được có một trạng thái nghỉ trước khi khởi động lại.
Điều trị nội khoa đối với gai cột sống là dùng các nhóm thuốc để giảm những khó chịu do bệnh gây ra. Các nhóm thuốc bao gồm giảm đau, kháng viêm, giãn cơ.
Đối với thuốc giảm đau, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn theo bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới tùy theo mức độ bệnh. Có thể sử dụng Paracetamol hoặc các thuốc thuộc nhóm giảm đau gây nghiện nếu cần.
Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) đã được chứng minh có hiệu quả làm giảm triệu chứng của bệnh gai cột sống. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ như chảy máu tiêu hóa, loét dạ dày… nên được uống sau khi ăn no. Một số thuốc tiêu biểu của nhóm này như diclofenac, meloxicam, celecoxib… Ngoài ra còn có các dạng thuốc bôi ngoài da để giảm viêm.
Trong trường hợp người bệnh đau nhiều, có thể sử dụng các thuốc giãn cơ để giải quyết triệu chứng. Các thuốc này làm cho cơ giãn ra, giúp giảm đau cho người bệnh. Hai loại thuốc tiêu biểu của nhóm này là eperison và tolperisone.
Một số thuốc có lợi cho xương khớp nhưng giảm triệu chứng chậm hơn được biết đến như glucosamine sulfate và chondroitin sulfat. Những chất này giúp hỗ trợ dịch khớp và giảm viêm.
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị được ưa chuộng hiện nay do tính bền vững, hiệu quả lâu dài của nó. Vật lý trị liệu có đa dạng các bài tập, phương pháp, vì vậy người bệnh cần gặp bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để được thiết lập cho mình một kế hoạch điều trị phù hợp. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể bao gồm:
Các phương pháp vật lý trị liệu trên có thể được thực hiện tại nhà hoặc các bệnh viện phục hồi chức năng. Bạn cần được các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện hoặc hướng dẫn các thao tác để tránh làm tổn hại thêm cột sống của mình.
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn nêu trên thất bại hoặc người bệnh xuất hiện các triệu chứng thần kinh như yếu tay, yếu chân có thể cần phải phẫu thuật để thóat khỏi sự chèn ép. Phẫu thuật có thể bằng cách loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị, gai xương hoặc một phần của đốt sống. Khi sự chèn ép giảm, cột sống trở về đúng với sinh lý bình thường của nó, người bệnh sẽ không còn các triệu chứng khó chịu nữa.
Đây là phương pháp điều trị xâm nhập, tỷ lệ khỏi cao nhưng không tránh khỏi biến chứng của cuộc phẫu thuật, nên điều trị ngoại khoa vẫn là lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp khác không có hiệu quả.
Bạn thường không thể ngăn ngừa được thoái hóa đốt sống. Tuy nhiên, việc thực hiện theo các mẹo an toàn chung sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh:
Gai cột sống là một bệnh phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt hay gặp ở những người lao động, lớn tuổi. Những thay đổi ở cột sống mang đến những phiền toái trong cuộc sống, công việc của người bệnh. Vì vậy việc áp dụng những mẹo nhỏ trong phòng bệnh, phát hiện và áp dụng các phương pháp điều trị gai cột sống giúp bạn tránh khỏi những khó chịu do bệnh gây ra.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.