Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Các thành phần dinh dưỡng của tôm có thể bạn chưa biết

Ngày 12/01/2023
Kích thước chữ

Tôm là một trong những loại hải sản được yêu thích bởi sự thơm ngon, dễ dàng chế biến lại rất tốt cho sức khỏe. Trong tôm có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, vậy bạn đã biết về các thành phần dinh dưỡng của tôm hay chưa?

Tôm là hải sản được tiêu thụ phổ biến, tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong tôm như thế nào không phải ai cũng biết rõ. Vậy trong tôm có chứa những gì? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của tôm.

Các thành phần dinh dưỡng của tôm

Các thành phần dinh dưỡng của tôm có thể bạn chưa biết1
Tôm là hải sản mang giá trị dinh dưỡng cao

Tôm là thực phẩm được tạo thành từ chủ yếu là protein và nước, có chứa hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g tôm nấu chín trung bình sẽ có:

  • 99 calo năng lượng.
  • 0,3 gram chất béo.
  • 0,2 gram carbs.
  • 189 miligam cholesterol.
  • 111 miligam natri.
  • 24 gram protein.

Ngoài ra, tôm còn cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể bao gồm:

  • Kẽm.
  • Đồng.
  • Magie.
  • Phốt pho.
  • I - ốt.
  • Mangan.
  • Canxi.
  • Kali.
  • Sắt.
  • Vitamin B 12.

Lợi ích cho sức khỏe từ việc ăn tôm

Các thành phần dinh dưỡng của tôm có thể bạn chưa biết2
Tôm đặc biệt tốt trong việc phòng ngừa ung thư

Giảm cân hiệu quả

Tôm có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng nhờ chứa ít hàm lượng calo và carbs nên tôm sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng nếu như bạn muốn giảm cân. Tuy nhiên, cách chế biến rất quan trọng, bạn sẽ cần lưu ý đến. Nếu ăn kèm tôm với nước sốt kem hoặc chiên tôm với dầu mỡ thì sẽ không còn thích hợp với chế độ ăn kiêng lành mạnh nữa.

Chống oxy hóa

Chất oxy hóa trong tôm giúp bảo vệ và chống viêm bằng cách ngăn chặn các gốc tự do làm hỏng các tế bào của bạn, điều này rất tốt cho sức khỏe. Chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm giúp ngăn ngừa hình thành nếp nhăn và giảm bớt tác hại của ánh nắng mặt trời, từ đó làm chậm quá trình lão hóa theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra. Ngoài ra, chất này còn củng cố các động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim và mắc một số bệnh mãn tính. Chất astaxanthin còn có lợi cho sức khỏe não bộ, đề phòng mất trí nhớ và các bệnh thoái hóa thần kinh phức tạp như Alzheimer, đồng thời làm tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt.

Ngăn ngừa bệnh

Tôm được đánh giá là có hàm lượng chất dinh dưỡng cao khi cung cấp:

  • Selen: Khoáng chất có tác dụng giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, thậm chí có nghiên cứu cho thấy chất này còn ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định như ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến,...
  • I - ốt: Là chất quan trọng cần thiết cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe của não.
  • Axit béo omega-6 và omega-3: Mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Tác hại khi ăn quá nhiều tôm

Đôi khi, ăn quá nhiều tôm sẽ gây một vài lo ngại đến sức khỏe như:

  • Tăng lượng cholesterol: Nhiều người lo ngại về hàm lượng cholesterol cao có trong tôm tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giá trị dinh dưỡng có trong tôm rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, vượt trội hơn mối lo ngại về hàm lượng cholesterol cao. Nếu như vẫn còn lo lắng thì bạn có thể dùng tôm với số lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe tối đa.
  • Dị ứng: Tôm là động vật có vỏ gây dị ứng phổ biến nhất. Theo nghiên cứu, hơn 50% người bị dị ứng với động vật có vỏ chỉ gặp phản ứng lần đầu tiên khi đến tuổi trưởng thành. Có thể hiểu rằng nếu trước đây bạn đã từng ăn tôm và hoàn toàn bình thường, bạn vẫn có nguy cơ bị dị ứng với tôm vào một ngày nào đó.
  • Tôm kém chất lượng: Mua tôm từ các nhà cung cấp có uy tín, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng của tôm.

Cách sơ chế tôm và bảo quản tôm

Các thành phần dinh dưỡng của tôm có thể bạn chưa biết3
Mua tôm tại các nguồn uy tín, sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe
  • Sơ chế tôm là bước quan trọng để tôm đảm bảo được chất dinh dưỡng. Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là ngâm tôm trong nước lạnh để rửa sạch trước khi chế biến theo bất cứ cách nào. Kéo phần chân tôm và dùng ngón tay cái để tách vỏ tôm ra khỏi phần thịt rồi sau đó loại bỏ phần đầu và đuôi tôm (tùy ý).
  • Phần chỉ màu đen chạy dọc theo lưng tôm bạn thấy thực chất là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng của tôm. Bạn có thể tùy ý làm sạch hoặc để lại bởi chúng không hề gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu như muốn loại bỏ phần này, bạn dùng dao nhỏ chẻ lưng tôm để lộ phần chỉ đen, lấy đầu nhọn của dao hoặc tăm để rút ra. Sau khi hoàn thành, rửa sạch tôm và để ráo nước.
  • Có thể luộc, hấp, xào, nướng,... nhưng đảm bảo tôm được chín hoàn toàn. Tôm đã sẵn sàng để thưởng thức là khi chúng cuộn tròn gần giống chữ "C", từ màu xám chuyển sang hồng cam.
  • Bạn có thể dùng loại tôm đông đá bày bán tại các siêu thị, với điều kiện là phải chế biến càng sớm càng tốt nếu như không thể mua tôm tươi sống. Không nên trữ đông tôm thêm lần nữa sau khi đã rã đông tôm. Độ dai mềm và hương vị của tôm đông đá lúc này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều so với tôm được mua tươi.

Trên đây là thành phần dinh dưỡng của tôm có thể bạn chưa biết nhà thuốc Long Châu tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Nhìn chung, tôm là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, mặc dù tôm có hàm lượng cholesterol cao, nhưng hàm lượng này không hề tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí còn giúp giảm lượng chất béo trung tính và cholesterol xấu LDL của bạn. Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc thêm tôm vào thực đơn ăn uống của bản thân để cải thiện thật tốt sức khỏe.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin