Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Các tổn thương vú thường gặp ở phụ nữ và biện pháp phòng tránh

Ngày 20/03/2024
Kích thước chữ

Bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc hoặc hormone liên quan đến vú đều có thể gây ra các tổn thương vú. Các triệu chứng liên quan đến tổn thương vú bao gồm đau nhức, sưng tấy, hoặc sờ thấy khối cứng,... Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Hiện nay, các bệnh lý liên quan đến vú, tổn thương vú khá phổ biến đối với phụ nữ và gây nên sự lo lắng cho nhiều người. Vậy những tổn thương vú thường gặp là gì? Làm thế nào để phòng tránh và điều trị? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này nhé!

Tổng quan về vú

Vú là một tổ chức của cơ thể người thường kéo dài từ xương sườn thứ 2 đến xương sườn thứ 6 ở phía trước lồng xương sườn, bao phủ phần lớn vùng thành ngực.

Các tổn thương vú thường gặp ở phụ nữ 1
Vú là một tổ chức của cơ thể người thường kéo dài từ xương sườn thứ 2 đến xương sườn thứ 6

Cấu tạo của vú bao gồm các tuyến và mô đệm. Trong đó, các tuyến bao gồm các tuyến tiết sữa và các ống dẫn sữa, chúng phát triển và hoạt động mạnh mẽ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Trong thời kỳ mang thai, vú sẽ chịu sự kích thích của một số hormone như estrogen, progesteron, prolactin. Các hormone này sẽ kích thích vú phát triển và tăng sản xuất sữa.

Các tổn thương vú thường gặp

Bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc hoặc hormone liên quan đến vú đều có thể gây ra các tổn thương. Dưới đây là một số tổn thương vú thường gặp:

Xơ nang tuyến vú

Tình trạng này xảy ra là xơ hóa tuyến và quá sản biểu mô vú khi mất cân bằng nội tiết estrogen dẫn đến hình thành nang.

Người bệnh có thể sờ thấy các khối mềm ở nửa ngoài vú hoặc cả 2 bên vú. Xơ nang khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, đặc biệt là khi sắp đến những ngày hành kinh.

Ung thư vú

Các tế bào ung thư ác tính nhân lên và lan rộng gây ung thư vú. Người bệnh có biểu hiện đau vùng ngực, vú sưng hoặc nổi hạch,... Ung thư vú nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến di căn và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.

Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau. Khi bệnh đã phát triển đến các giai đoạn cuối, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật ung thư vú để loại bỏ khối u.

Các tổn thương vú thường gặp ở phụ nữ 2
Người bệnh ung thư vú có biểu hiện đau vùng ngực, vú sưng hoặc nổi hạch,...

Bướu sợi tuyến

Đa phần, bướu sợi tuyến (u xơ) thường xuất hiện trước khi mang thai và phát triển mạnh hơn trong thời kỳ mang thai do nồng độ hormone thay đổi.

Về lâm sàng, những khối u này không gây đau, có thể sờ thấy được. Bướu sợi tuyến là tình trạng lành tính, không cần điều trị và không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, những thay đổi ở vú do bướu sợi tuyến có thể khiến cho việc chẩn đoán ung thư vú trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi chụp nhũ ảnh.

Bướu sợi tuyến nhồi máu

Tương tự như bướu sợi tuyến, bướu sợi tuyến nhồi máu cũng là một tổn thương lành tính, xảy ra chủ yếu trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ.

U tuyến sữa

Đây là một loại u lành tính, chỉ gặp trong thời kỳ mang thai và cho con bú. U tuyến sữa được đặc trưng bởi các khối đặc di động, có thể sờ thấy được và có nhiều ở hai bên vú.

Nang bọc sữa

Nang bọc sữa thường xảy ra sau khi ngừng cho con bú, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra ngay trong giai đoạn cho con bú.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sữa làm tắc ống tuyến, gây ra tình trạng tắc nghẽn và hình thành các tổn thương nang phức tạp. Mặc dù nang bọc sữa không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị, nó có thể gây ra đau đớn, nhiễm trùng cho người mẹ.

Viêm vú hậu sản

Viêm vú hậu sản là tình trạng rối loạn biểu mô núm vú, ứ đọng sữa gây nhiễm khuẩn (liên cầu, tụ cầu,...). Triệu chứng của viêm vú hậu sản là đau nhức, sưng đỏ, phù nề.

Điều trị viêm vú hậu sản bao gồm cho trẻ bú thường xuyên (khi đang cho con bú), hoặc sử dụng kháng sinh và hút sữa (khi ngừng cho bú). Lưu ý, khi mẹ đang sử dụng kháng sinh, không nên cho con bú vì những kháng sinh điều trị này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.

Các biện pháp phòng tránh tổn thương vú

Để hạn chế các tổn thương vú, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành lạnh, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú.
  • Nên vệ sinh nhẹ nhàng, tránh chà xát gây trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng.
  • Nên lựa chọn các loại áo ngực thoáng mát, kích thước phù hợp. Tránh mặc áo ngực quá chật, gây o ép, khó chịu.
  • Nếu lượng sữa quá nhiều mà trẻ bú ít, bú không hết thì nên tiến hành vắt sữa (hoặc hút) để tránh gây ra tình trạng tắc nghẽn sữa, gây viêm.
Các tổn thương vú thường gặp ở phụ nữ 3
Để tránh gây tổn thương vú, mẹ nên vắt (hút) sữa thừa để tránh tình trạng tắc nghẽn gây viêm

Tóm lại, bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc hoặc hormone liên quan đến vú đều có thể gây ra các tổn thương vú. Do đó, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức, sưng tấy, hoặc sờ thấy khối cứng,... bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:U vúUng thư vú