Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc sử dụng lại cơm nguội có đảm bảo được chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm hay không là điều mà nhiều người quan tâm. Việc hâm nóng cơm, rang cơm không gây ra vấn đề mà là do cách bảo quản cơm thừa sau lần nấu đầu tiên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Do đó, việc bảo quản cơm nguộ sao cho đúng cách là rất cần thiết.
Cơm là một trong những nguồn lương thực quan trọng và là một phần quan trọng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày, mà còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những nấu thừa cơm, và việc bảo quản đúng cách sẽ giúp cơm nguội vẫn dẻo ngon như mới nấu, tránh thiu hỏng gây lãng phí. Nếu biết cách bảo quản thực phẩm, cụ thể là cơm nguội, bạn sẽ duy trì được chất lượng, đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng.
Trong gạo có chứa loại vi khuẩn gram dương Bacillus Cereu hoạt động. Đây là vi khuẩn xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa hoạt động. Sau khi gạo được nấu thành cơm, các vi khuẩn này sẽ bị ức chế và rơi vào trạng thái "ngủ đông" khiến chúng ngừng phát triển.
Tuy nhiên, nếu cơm nguội quá 6 tiếng mà không bảo quản đúng cách sẽ khiến vi khuẩn gram dương Bacillus Cereus này hoạt động trở lại, khi ăn vào sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt,...
Ngoài ra, cơm là một dạng tinh bột, nếu bạn hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ khiến cơm bị nhão và mềm hơn. Hiện tượng này được gọi là quá trình tạo keo hay "hồ hóa tinh bột", nếu bạn ăn phần cơm này sẽ khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu hơn bình thường.
Có khá nhiều người thắc mắc về việc làm thế nào bảo quản cơm nguội đúng cách, không làm ảnh hưởng đến hương vị cũng như giá trị mà tinh bột kháng mang lại. Để đảm bảo chất lượng cơm nguội và để đảm bảo cho sức khỏe thì cần lưu ý một số cách bảo quản cơm nguội như sau:
Cơm nguội cần được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông sau khi nấu và không nên để cơm ở nhiệt độ phòng quá lâu để tránh sự phát triển của vi khuẩn. Hoặc nếu nồi cơm điện nhà bạn có chức năng giữ ấm cơm thì có thể sử dụng chức năng này. Tuy nhiên nên thường xuyên lau hơi nước đọng trên nắp nồi.
Cơm nguội nên được sử dụng trong vòng một ngày sau khi đã bảo quản trong tủ lạnh, không nên để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá 12 giờ sau khi nấu để tránh tình trạng ôi thiu. Việc lưu trữ cơm nguội quá lâu có thể khiến cho chất lượng cơm bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây hại cho sức khỏe.
Khi bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh, đảm bảo sử dụng các hộp đựng thức ăn có nắp đậy kín hoặc bỏ vào trong các túi zip sạch sẽ và kín để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
Cách để bảo quản cơm nguội như sau: Trước tiên, cần nấu cơm chín dẻo, sau đó để nguội rồi chia thành các phần ăn, cho vào hộp có nắp đậy hoặc túi zip kín và cấp đông trong tủ lạnh.
Trước khi ăn, bạn đem cơm ra rã đông và hâm nóng lại bằng lò vi sóng là cơm thơm dẻo như bình thường. Nếu ăn thừa bữa này, bạn tuyệt đối không được cho cơm vào bảo quản lần thứ hai vì khi đó cơm sẽ bị hồ hoá, mất chất dinh dưỡng và bất lợi cho tiêu hóa.
Trước khi sử dụng cơm nguội, hãy kiểm tra xem cơm có mùi hay màu lạ không. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy không sử dụng và vứt đi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ của gia đình.
Khi tái chế cơm nguội thành các món ăn khác, hãy chế biến cơm ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn và đảm bảo chất lượng cho bữa ăn.
Khi vo gạo để nấu cơm cho thêm một ít muối vào để vo, vo sạch gạo 2 - 3 lần với nước sạch sẽ giúp cơm sau khi nấu có thể bảo quản được lâu ở nhiệt độ phòng. Hoặc có thể cho một tí giấm vào nồi cơm với tỉ lệ 2ml giấm cho 1.5kg gạo.
Cơm khi có dấu hiệu bị thiu sẽ bị thay đổi về mùi vị, màu sắc,... Bình thường, cơm sẽ có mùi thơm, hạt cơm săn lại, màu trắng, nhưng khi bị ôi thiu, cơm nguội sẽ có mùi chua, mùi khó chịu bất thường. Cơm bị chảy nước, các hạt cơm mềm ra, nhớt như cháo, hoặc xuất hiện những mảng màu xanh, xanh đen hay vàng. Đây là dấu hiệu của việc nấm mốc hoặc vi khuẩn phát triển, nếu ăn phải sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể bị nôn mửa, tiêu chảy,...
Không ăn cơm nguội đã bảo quản lần thứ hai. Nếu cơm nguội quá khô, cứng lại thì cũng không nên ăn vì nếu ăn cơm quá khô sẽ gây khó tiêu, đau dạ dày,...
Việc ăn phải cơm thiêu cũng có thể gây ngộ độc. Những trường hợp người bị bệnh do ăn phải cơm thiu sẽ gặp các triệu chứng như: Đau bụng, chuột rút, sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy sau đó không lâu.
Nếu vô tình ăn phải cơm thiu, bạn cần cố gắng nôn thức ăn ôi thiu ra và đến trung tâm y tế gần nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa các triệu chứng trở nặng và nguy hiểm hơn.
Sử dụng lại cơm nguội không phải là việc quá xa lạ hay gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải vì tiết kiệm mà tận dụng lại cơm nguội đã qua bảo quản nhiều lần. Không nên sử dụng cơm nguội đã có dấu hiệu ôi thiu. Mong rằng với những cách bảo quản cơm nguội được chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn chọn được cách bảo quản phù hợp.
Xem thêm: Những mẹo nhỏ giúp bảo quản rau tươi
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.