Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chữa đắng miệng khi ốm hiệu quả

Ngày 01/07/2022
Kích thước chữ

Đắng miệng là tình trạng thường hay xảy ra trong cuộc sống. Nếu miệng chúng ta cảm thấy đắng do ăn phải những thực phẩm có vị đắng thì vấn đề không có gì nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu đắng miệng do một số bệnh lý khác gây ra thì bạn không nên xem thường, điển hình là tình trạng đắng miệng khi ốm.

Đắng miệng khi ốm sẽ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi và thêm phần khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra miệng đắng cách làm hết đắng miệng khi ốm như thế nào? Mời bạn đọc cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

Cách chữa đắng miệng khi ốm hiệu quả 1 Mệt mỏi, khó chịu là những trạng thái kèm theo của người bị đắng miệng khi ốm

Thế nào là đắng miệng?

Tình trạng vị giác bị thay đổi sang vị đắng trong khoang miệng được gọi là đắng miệng. Đây là một phản ứng rất bình thường khi ăn thực phẩm có vị đắng, cay, chua vẫn còn đọng lại ở miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sức khỏe như suy giảm chức năng gan, trào ngược dạ dày - thực quản, khô miệng…

Một số triệu chứng đi kèm cùng với đắng miệng bao gồm:

  • Đắng ở cổ họng.
  • Khó chịu, mệt mỏi.
  • Cảm thấy đắng miệng khi ngủ dậy.
  • Bị nhạt miệng, hôi miệng.
  • Không có cảm giác thèm ăn, chán ăn.
  • Thường xuyên thấy buồn nôn.

Nguyên nhân gây đắng miệng khi ốm

Triệu chứng đắng miệng cũng thường hay gặp khi bạn đang trong trạng thái bị ốm, sốt. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể đang suy giảm cộng thêm việc người bệnh chán ăn, ăn không ngon do cảm giác đắng trong khoang miệng sẽ khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh lâu hồi phục, lúc nào cũng mệt mỏi và khó chịu.

Dưới đây là một số lý do gây đắng miệng khi ốm mà bạn có thể tham khảo:

  • Khô miệng: Khi ốm, sự sản xuất nước bọt của tuyến nước bọt giảm đi dẫn đến tình trạng khô miệng. Khi đó, người bệnh sẽ cảm nhận được vị đắng trong khoang miệng. Nếu tình trạng này không thuyên giảm mà vẫn kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn.
  • Trào ngược dịch mật: Dịch mật là chất lỏng màu vàng hoặc xanh, có chức năng quan trọng trong hoạt động tiêu hóa thức ăn của con người, được sản xuất tại gan và túi mật. Khi van môn vị bị tổn thương sẽ khiến dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi từ đó trào ngược lên thực quản gây nên tình trạng miệng đắng, hơi thở bị hôi kèm theo đầy bụng, khó tiêu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Người bị trào ngược dạ dày thường có dấu hiệu sốt kèm theo. Acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu và họng, làm hôi miệng hoặc đắng miệng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra vị đắng, chua hoặc vị kim loại ở trong miệng, làm người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Bị ốm làm người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống và họ thường bỏ qua các bước chăm sóc răng miệng. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng… và đây cũng có thể là nguyên nhân gây đắng miệng.
  • Ngoài ra, đắng miệng kéo dài liên tục cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh về gan, suy giảm chức năng gan như viêm gan, xơ gan

Cách làm hết đắng miệng

Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân là chìa khóa để có thể đưa ra cách chữa trị phù hợp nhằm làm giảm và chấm dứt hẳn tình trạng này. Một số biện pháp bạn có thể tham khảo như:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng đúng cách để loại bỏ mảng bám trong răng. Súc miệng bằng nước muối pha loãng để sát trùng, diệt những vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Hãy chia nhỏ bữa ăn để giảm bớt cảm giác chán ăn, đồng thời giúp bạn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng khô miệng, giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hoạt động của chức năng gan đồng thời cũng là một cách tốt để bù nước cho người bị ốm khi cơ thể họ đã tiêu thụ một lượng lớn nước qua mồ hôi và hơi thở.
Cách chữa đắng miệng khi ốm hiệu quả 2 Bổ sung đủ nước là một trong những cách làm hết đắng miệng khi ốm
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, trái cây giàu vitamin C giúp kích thích vị giác, tuyến nước bọt từ đó làm giảm cảm giác đắng miệng khi ốm. Hạn chế dùng các đồ uống có ga, trà, cà phê…
  • Nếu có sử dụng thuốc thì nên tìm hiểu kỹ tác dụng phụ mà thuốc đó gây ra và nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Kiểm tra tình trạng dạ dày để phát hiện và điều trị sớm bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn thân và kịp thời phát hiện, điều trị những bệnh lý mắc phải (nếu có).

Ăn gì để cải thiện đắng miệng khi ốm?

Đắng miệng khi ốm sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, sụt cân không kiểm soát. Vì vậy, bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ ăn, bổ sung thêm nhiều loại trái cây giàu vitamin để tăng cường bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và làm giảm tình trạng đắng miệng. Dưới đây là một số loại thức ăn bạn nên ăn khi bị đắng miệng.

Cháo 

Đây là loại thực phẩm dễ ăn, dễ nuốt nên bổ sung cho người ốm. Bên cạnh đó, cháo còn giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, giảm cảm giác đắng miệng, ợ hơi, ợ chua.

Cách chữa đắng miệng khi ốm hiệu quả 3 Cháo nóng giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn

Ô mai

Ô mai có vị ngọt, chua sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn. Vì thế, người bệnh nên ngậm ô mai để không bị khô miệng, nước bọt tiết nhiều giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi hơn, tình trạng đắng miệng sẽ từ từ biến mất.

Trái cây

Bổ sung nhiều trái cây có hàm lượng lớn vitamin C như cam, quýt, bưởi… giúp miệng tiết nhiều nước bọt hơn, giảm nguy cơ bị đắng miệng. Bên cạnh đó, ăn trái cây, nước ép cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, từ đó sức khỏe sẽ nhanh hồi phục hơn.

Cách chữa đắng miệng khi ốm hiệu quả 4 Bổ sung nhiều trái cây có hàm lượng lớn vitamin C như cam, quýt, bưởi…

Lưu ý: Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ uống có gas, nước ngọt vì đây đều là những thức ăn gây khó tiêu đối với người bệnh, tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay ăn những loại đồ ăn quá cay hoặc quá mặn.

Đắng miệng không phải là bệnh mà chỉ là biểu hiện của một số bệnh khác. Nếu đã áp dụng những cách chữa trị được đề cập trong bài mà tình trạng đắng miệng vẫn không thuyên giảm, kéo dài liên tục thì có thể bạn đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên theo dõi sức khỏe của mình thường xuyên hơn và đến các cơ sở y tế uy tín đề được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp những thông tin bổ ích liên quan đến tình trạng đắng miệng khi ốm. Nhà thuốc Long Châu hy vọng đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục chúng. Đừng quên cập nhật những thông tin về sức khỏe mới nhất tại website này nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin