Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm thanh quản mạn tính là gì? Triệu chứng và cách xử trí hiệu quả

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng dây thanh quản bị sưng viêm do sử dụng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra trong một thời gian dài. Bệnh xuất hiện ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể để lại một số biến chứng như khan tiếng, mất giọng hay ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính và điều trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm thanh quản mạn tính là gì? 

Thanh quản là bộ phận nằm ở ngã ba miệng, khí quản, có chức năng dẫn lưu không khí ra vào phổi, đồng thời đẩy dị vật ra ngoài bằng những cơn ho khi có vật lạ rơi vào thanh quản.

Viêm thanh quản mạn tính xảy ra khi dây thanh quản bị sưng viêm do sử dụng quá mức hay có nhiễm trùng xảy ra kéo dài trên 3 tuần. Những triệu chứng của viêm thanh quản như giọng nói thay đổi hay mất giọng nói. Đa số trường hợp viêm là do thanh quản vị nhiễm virus hoặc do sử dụng giọng nói quá nhiều.

Người bệnh bị viêm thanh quản mạn tính thường tốn nhiều thời gian hơn để hồi phục, tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh, quá trình điều trị cũng như sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản mạn tính

  • Thay đổi giọng nói hoặc mất giọng: Đây là dấu hiệu chủ yếu của viêm thanh quản;

  • Khàn tiếng;

  • Sốt;

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ;

  • Đau họng, ngứa rát họng;

  • Người cảm thấy mệt mỏi;

  • Khó nuốt, cảm giác bị nghẹn khi nuốt;

  • Chảy nước mũi hoặc bị nghẹt mũi.

Biến chứng có thể gặp khi bị viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản thường được điều trị hoàn toàn nếu áp dụng những biện pháp phù hợp mà không gây ra biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một vài vấn đề sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản mạn tính

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính là do tiếp xúc với những chất gây kích ứng trong một thời gian dài. Tình trạng này thường nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài hơn so với viêm thanh quản cấp tính. Một số nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính là:

  • Trào ngược dạ dày thực quản;

  • Lạm dụng giọng nói quá nhiều;

  • Bị nhiễm trùng;

  • Hút thuốc lá;

  • Uống quá nhiều rượu, bia;

  • Sử dụng thuốc hít chứa steroid;

  • Viêm xoang mạn tính;

  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm thanh quản mạn tính?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị viêm thanh quản mạn tính.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm thanh quản mạn tính

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm thanh quản mạn tính:

  • Bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

  • Đường hô hấp bị nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm xoang, viêm phế quản.

  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

  • Làm việc ở môi trường bụi bẩn.

  • Sử dụng giọng nói quá nhiều, nói quá to, la hét hay hát nhiều.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm thanh quản mạn tính

Chẩn đoán viêm thanh quản mạn tính qua thăm khám lâm sàng, tình trạng bệnh sử cũng như lối sống của người bệnh. 

Bác sĩ có thể tiến hành nội soi thanh quản để kiểm tra bên trong cổ họng của người bệnh.

Để có thể loại trừ những tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư thanh quản, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm một vài xét nghiệm:

  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ trong cổ họng thông qua quá trình nội soi thanh quản và tiến hành kiểm tra.

  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI: Kiểm tra cổ họng thông qua hình ảnh.

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra những dấu hiệu của bệnh lý khác.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị Viêm thanh quản mạn tính hiệu quả

Điều trị viêm thanh quản mạn tính sẽ dựa vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh.

Nghỉ ngơi

Người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói cho tới khi tình trạng viêm thuyên giảm. Sau khi phục hồi, để tránh tình trạng tái phát trở lại, người bệnh cũng nên hạn chế mức độ sử dụng giọng nói của mình.

Điều trị tại chỗ

Phương pháp thường dùng là xông, khí dung thanh quản bằng những thuốc kháng sinh như alpha chymotripsine, hydrocortisone,... Ngoài ra có thể kết hợp với những thuốc khác như giảm phù nề, giảm viêm theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị toàn thân 

Tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những thuốc chống viêm steroid (prednisolon, methylprednisolon, dexamethasone,...) hay thuốc chống viêm dạng men (lysozym ,alpha chymotrypsine,...).

Phẫu thuật

Nếu thanh quản bị tổn thương nặng hay điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật thanh quản.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm thanh quản mạn tính

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống đủ nước;

  • Chế độ ăn uống lành mạnh giàu kẽm, vitamin, protein, khoáng chất,…

  • Ăn những thức ăn mềm để giúp cổ họng không bị đau khi nuốt;

  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng,..

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa Viêm thanh quản mạn tính hiệu quả

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa viêm thanh quản mạn tính, cụ thể:

  • Tránh sử dụng giọng nói với tần suất lớn, trong thời gian dài.

  • Thường xuyên vệ sinh vùng họng sạch sẽ và đúng cách.

  • Đảm bảo luôn giữa ẩm vùng cổ, họng đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp tập thể dục đều đặn giúp tăng sức đề kháng.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

  • Tránh những chất gây kích ứng cổ họng như bụi bẩn, hóa chất.

  • Tránh ăn thức ăn cay, nóng.

  • Rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/laryngitis#symptoms

  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323208#treatment

Các bệnh liên quan

  1. Ho khan

  2. Sarcoidosis

  3. Xơ phổi vô căn

  4. Bệnh phổi mô bào Langerhans

  5. Viêm phổi

  6. Loạn sản phế quản phổi

  7. Viêm họng hạt

  8. Tràn dịch màng phổi

  9. Khó thở

  10. Khàn tiếng