Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh mà phụ huynh cần quan tâm

Ngày 12/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp. Tình trạng ho có đờm, sổ mũi, thở khò khè dù không nặng nhưng kéo dài dai dẳng khiến các bà mẹ lo lắng. Vì vậy các bà mẹ muốn tìm những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh vừa an toàn vừa hiệu quả.

Khi trẻ bị bệnh về đường hô hấp đòi hỏi các mẹ cần phải có chút kiến thức về chăm sóc con thì sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục. Nếu chúng ta không biết cách chăm sóc, không có chút kiến thức về bệnh, không biết cách xử trí có thể dẫn tới nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, các mẹ cũng nên tìm hiểu về cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh.

Vì sao trẻ sơ sinh thở khò khè? 

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp trong đó có cả tình trạng thở khò khè. Hiện tượng thở khò khè như có đờm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Có thể do sức đề kháng của trẻ còn kèm, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên khi thay đổi thời tiết đột ngột trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh. Nếu trẻ tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, môi trường độc hại thì sẽ dễ mắc bệnh thở khò khè hơn những người bình thường. 

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh-1 Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh như thế nào để hiệu quả

Kể cả hệ hô hấp của trẻ cũng còn chưa phát triển hoàn thiện nên chỉ cần vi khuẩn tấn công là dễ bị sưng viêm họng, dịch tiết nhiều hơn dẫn tới tắc nghẽn đường thở. Vì vậy chúng ta thường xuyên và dễ dàng nhận thấy các trẻ nhỏ thở khò khè như có đờm.

Dấu hiệu nhận biết

Khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện như thở khò khè có thể đó là dấu hiệu của bệnh nặng:

  • Nếu như trong tiếng thở khò khè có kèm theo nhịp thở nhanh mạnh và tím tái thì cần đưa trẻ đến bệnh viện gấp để được điều trị kịp thời.
  • Nếu như trẻ bị khò khè đơn thuần không kèm triệu chứng nặng thì có thể điều trị tại nhà.
  • Vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch nước mũi.
  • Nhiều trẻ do bị dịch nhầy đọng ở đường hô hấp trên gây tắc nghẽn dẫn tới thở khò khè. 

Để nhận biết trẻ bị bệnh như thế nào là một điều hết sức quan trọng. Bởi vì nếu biết bệnh nặng sẽ có phương án điều trị phù hợp tránh nguy hiểm cho trẻ. Khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thở khò khè đôi khi là dấu hiệu của những bệnh nặng ở trẻ. Thở khò khè là tiếng thở bất thường khi thở ra và có âm trầm. Khi thấy triệu chứng này để biết rõ hơn cha mẹ nên để trẻ nằm và áp sát tai vào miệng trẻ nghe kỹ tiếng thở ra (cần không gian yên tĩnh). Nếu trẻ bị nặng có thể thấy trẻ thở ra kéo dài và gắng sức. Nếu nhẹ hơn thì cần dùng đến ống nghe của bác sĩ.

Có một điều cha mẹ cần lưu ý là tiếng thở khò khè là triệu chứng bệnh nặng ở tuổi sơ sinh và tiếng thở do tắc mũi, thường gặp nhưng không phải bệnh nặng. Nếu do tắc mũi thì chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý sau đó kiểm tra lại. Nếu do nghẹt mũi thì sau khi nhỏ tiếng thở sẽ êm hơn còn nếu khò khè là triệu chứng của bệnh nặng thì sau khi vệ sinh mũi tiếng khò khè không thay đổi.

Có thể kiểm tra bằng cách đặt tay lên lưng khi trẻ thở mạnh có thể cảm nhận được tiếng rung và lắng nghe sẽ thấy tiếng khò khè phát ra ở lồng ngực của trẻ. Còn nếu do nghẹt mũi thì nghe rõ hơn khi ở gần mũi trẻ. Bởi vì tiếng thở khò khè của trẻ thường ít khi thay đổi kể cả khi trẻ thức hay ngủ.

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh-2 Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn và dịch nhầy giúp thống thoáng đường thở

Dùng nước muối sinh lý

Cần khắc phục tình trạng này, là nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy, vi khuẩn, virus gây bệnh. Dùng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi, hút mũi hay xông mũi cho trẻ sẽ làm loãng các dịch nhầy giúp tống ra ngoài một cách dễ dàng. Khi dịch nhầy được tống ra ngoài đường hô hấp của trẻ được thông thoáng, việc hít thở trở nên dễ dàng và không bị khò khè nữa.

Cách vệ sinh mũi họng khá đơn giản nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng và nhỏ 1 - 2 giọt mỗi bên mũi. Mỗi ngày chỉ nên nhỏ 2 - 3 lần không nhỏ nhiều quá có thể gây tổn thương và làm đường hô hấp bị khô. Nên thực hiện khi bé còn thức và không nên thực hiện khi trẻ đang bú có thể gây sặc. Nên ngâm ấm nước muối trước khi nhỏ hiệu quả sẽ tốt hơn.

Mẹo giúp bé hết khò khè với các loại tinh dầu

Sử dụng tinh dầu để chữa khò khè cho trẻ cũng là một trong những cách thường được sử dụng. Có thể sử dụng các loại tinh dầu sả, tràm, gừng, quế, bạc hà, bưởi, oải hương… Những loại tinh dầu này có tác dụng làm thông thoáng đường thở, cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng. 

Cách làm vô cùng đơn giản chỉ cần cho 1 - 2 giọt tinh dầu vào gối, vỏ chăn hoặc nệm của trẻ…

Cũng có thể cho vào nước tắm của trẻ 1 - 2 giọt tinh dầu, tinh dầu cùng hơi nước kết hợp sẽ giúp làm giãn nở các mao mạch làm thông thoáng đường thở, trẻ sẽ thở tốt hơn. Có một điều lưu ý cần chọn đúng loại tinh dầu thiên nhiên sử dụng cho trẻ và tuyệt đối không dùng trên da trẻ.

Dùng nước ấm chữa khò khè cho trẻ

Phương pháp này vừa đơn giản vừa an toàn nhưng công dụng rất hiệu quả trong việc tiêu đờm và giữ ấm ẩm cho đường thở của trẻ giúp trẻ dễ thở hơn không còn các triệu chứng như thở khò khè, ho, ngứa rát họng…Mẹ nên cho trẻ uống nước ấm hằng ngày theo nhu cầu của trẻ. Mẹ cũng nên tắm hoặc xông hơi cho trẻ và có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu. 

Chữa khò khè cho trẻ bằng thảo dược thiên nhiên

Dân gian dùng nhiều bài thuốc để chữa khò khè cho trẻ. Có thể dùng lá hẹ, rau diếp cá, lá húng chanh… những loại thảo dược này đều từ thiên nhiên nên không gây phản ứng phụ.

Đồng thời những thảo dược này có tác dụng tiêu viêm, long đờm kháng khuẩn và làm giảm triệu chứng có khò khè rất tốt. 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ nên thận trọng vì hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn chỉnh có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, đầy hơi…

Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh-3 Đối với trẻ nên giữ ấm đường thở đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc mùa lạnh.

Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm 

Ngoài những biện pháp kể trên thì việc chăm sóc trẻ rất quan trọng:

  • Cần đảm bảo môi trường xung quanh và nơi ở của trẻ phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ thoáng mát. Chỉ có như vậy mới giảm kích ứng đường hô hấp của trẻ do không khí bụi bẩn gây ra.
  • Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì nên cẩn thận với vật nuôi trong nhà bởi vì chỉ cần lông của chúng cũng có thể gây dị ứng cho trẻ…
  • Đối với trẻ nên giữ ấm đường thở đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc mùa lạnh. Bởi vì khi hít phải không khí lạnh có thể gây phù nề, viêm và tắc nghẽn đường thở. Nên dùng khăn mỏng che mặt để giảm gió lạnh trực tiếp vào đường thở của trẻ.
  • Khi vào mùa lạnh ở miền Bắc không khí ẩm là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi vì vậy trong nhà luôn giữ khô thoáng sạch sẽ.
  • Cách tốt nhất là mẹ nên bổ sung dinh dưỡng nhằm giúp con tăng sức đề kháng giảm bệnh tật.
  • Việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh thở khò khè tại nhà rất quan trọng. Cha mẹ cần phải hiểu rõ về mức độ nguy hiểm cũng như cách chăm sóc con như thế nào. Ngoài việc cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì cũng có thể áp dụng một số cách để giúp trẻ mau hồi phục.
  • Nên cho trẻ uống đủ nước để làm dịu cổ họng đồng thời làm loãng dịch nhầy cũng như cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Hoặc có thể vỗ long đờm cho trẻ bằng cách vỗ vào lưng để giúp bé thông thoáng đường thở. Nếu trẻ bị sốt và ho nên dùng khăn ấm để chườm cho trẻ. 

Trên đây là một số cách giúp giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè. Thông thường sẽ được cải thiện triệu chứng, làm cho đường thở được thông thoáng. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi trẻ, nếu như có dấu hiệu tăng nặng có thể đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để được chăm sóc tốt hơn.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm