Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm kẽ chân là bệnh lý da liễu phổ biến, thường được dân gian gọi là nước ăn chân. Đặc biệt khi thời tiết mùa hè nóng ẩm, nấm men có cơ hội xâm nhập và phát triển, bệnh nấm kẽ chân phát triển mạnh mẽ nhất. Vậy làm cách nào để chữa dứt điểm nấm kẽ chân? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm kẽ chân là do nấm men gây nên. Kẽ chân khi nhiễm nấm sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu trong thời gian dài, bệnh phát triển mạnh có thể dẫn đến nhiều phiền toái khác như viêm da, chảy dịch,... nên việc tìm hiểu cách trị nấm kẽ chân là điều cần thiết.
Bệnh nấm kẽ chân còn được gọi là nước ăn chân, đây là một trong những bệnh ngoài da do nhiễm nấm phổ biến hàng đầu, thời gian dễ mắc bệnh nhất là vào mùa hè hoặc nơi có khí hậu nóng ẩm, môi trường ẩm ướt. Bệnh nấm kẽ chân lây lan rất nhanh bởi nguyên nhân gây bệnh là nấm men, từ kẽ ngón chân này có thể lây sang các kẽ ngón chân khác, dẫn đến cả bàn chân bị nấm kẽ chân. Nhiều trường hợp nấm men phát triển trên da quá mạnh còn lan xuống phần lòng bàn chân gây bong tróc, ngứa ngáy rất khó chịu.
Bệnh nấm kẽ chân tuy không phải bệnh lý nguy hiểm có thể gây hại đến sức khỏe nhưng rất cần điều trị từ sớm, tốt nhất là ngay khi phát hiện bệnh để tránh tình trạng nấm men “ăn chân” thời gian dài ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Bên cạnh đó, nấm kẽ chân khi không được vệ sinh sạch sẽ, tránh nước, điều trị kịp thời còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét, bong tróc da, tấy đỏ, chảy dịch bất thường,... Ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm kẽ chân, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, tư vấn sử dụng thuốc trị nấm kẽ chân giúp diệt nấm, ngăn bệnh tái phát.
Muốn biết cách trị nấm kẽ chân hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị dứt điểm, tránh tái đi tái lại nhiều lần. Theo các bác sĩ da liễu cho biết, bệnh nấm kẽ chân chủ yếu đến từ việc các chủng nấm men phát triển quá đà trên da, các loại nấm men gây bệnh nấm kẽ chân phổ biến nhất là nấm Epidermophyton, nấm Floccosum, nấm Trichophyton, Rubrum, Trichophyton mentagrophytes.
Điều kiện thời tiết, khí hậu và vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân khiến chân dễ bị nhiễm nấm dẫn đến nấm kẽ chân. Khi những chủng nấm men xâm nhập vào cơ thể sẽ không thể hiện triệu chứng mắc bệnh ngay, chúng thường sinh sống trong cơ thể, dựa vào chất keratin lấy từ bề mặt da để sinh trưởng. Khi phát triển, sinh sôi nảy nở đến một mức độ nhất định, cấu trúc của làn da sẽ bị phá hủy, dẫn đến những tổn thương có thể nhận thấy bằng mắt thường. Đây cũng là thời điểm người bệnh dễ phát hiện mình bị nấm kẽ chân.
Nếu nấm kẽ chân không kịp thời xử lý, sử dụng đúng cách thuốc trị nước ăn chân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển, xâm nhập sâu vào dưới da và gây nên viêm da hoặc các bệnh da liễu nghiêm trọng khác. Bất cứ đối tượng nào đều có thể bị nấm kẽ chân, kể cả người già và trẻ nhỏ. Dưới đây là những trường hợp có nguy cơ nấm kẽ chân cao nhất.
Đặc điểm của những bệnh lý da liễu do nấm gây nên là rất dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm, giải quyết nguyên nhân gây bệnh, sử dụng phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nấm kẽ chân không cần phải nằm viện, người bệnh có thể trị nấm kẽ chân tại nhà với đơn thuốc của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc uống và thuốc bôi nấm kẽ chân thường được bác sĩ da liễu kê đơn.
Những loại thuốc bôi nấm kẽ chân phổ biến có thể kể đến như nhóm thuốc Allylamine, nhóm thuốc Azole gồm có Ketoconazole, Miconazole, Clotrimazole. Mỗi loại thuốc sẽ có công hiệu và cách sử dụng khác nhau nên bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn, làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời lưu ý những điều sau:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống chữa nấm kẽ chân, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh để kê đơn một số loại thuốc như nhóm thuốc Azole, nhóm thuốc Griseofulvin. Một số loại thuốc được dùng trị nấm kẽ chân nhiều nhất như: Thuốc Ketoconazole, thuốc Itraconazole, thuốc Griseofulvin.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu có thể giúp ích cho bạn trong việc nhận biết và điều trị bệnh nấm kẽ chân. Để phòng tránh nấm kẽ chân tái phát bạn nên giữ chân luôn khô thoáng, sạch sẽ, tránh để chân tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước mất vệ sinh, mùa hè nóng ẩm nên hạn chế đi tất,...
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.