Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn rộp ở môi không chỉ mang đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh tự ti với vị trí của mụn rộp ở ngay trên môi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra mụn rộp và có cách chữa mụn rộp được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
Bệnh rộp môi là một bệnh truyền nhiễm do virus, gây ngứa, đau và nổi mụn nước ở môi hoặc quanh miệng. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh là tự chăm sóc ở nhà hoặc đi khám và bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc bôi ngoài da. Vậy cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà như thế nào? Những loại thuốc nào thường được dùng để chữa trị triệu chứng?
Tác nhân gây bệnh mụn rộp ở môi là do virus herpes simplex, trong đó virus herpes 1 (HSV 1) gây ra khoảng 80% các trường hợp herpes môi và virus herpes 2 (HSV 2) chủ yếu gây ra mụn rộp sinh dục. Bệnh nhân bị mụn rộp lây nhiễm virus này từ người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đường ăn uống, dùng chung vật dụng cá nhân...
Người bị nhiễm virus herpes môi và mắc bệnh mụn rộp môi có thể khắc phục được các triệu chứng nhưng vẫn có thể tái phát vì chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Căn bệnh này có thể tái phát trở lại khi có các yếu tố thuận lợi như:
Như đã đề cập ở trên, mụn rộp do virus herpes simplex vẫn chưa có thuốc chữa trị dứt điểm. Người bệnh có thể áp dụng một số cách để cải thiện tình trạng bệnh như sau:
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ kháng virus như Penciclovir, giúp giảm đau và giúp vết loét. Khi mụn nước vỡ ra, bệnh nhân cần bôi thuốc sớm để phòng ngừa vết loét lan rộng ra.
Lysine là một loại axit amin có khả năng ngăn chặn hoạt động của virus herpes simplex, ngăn ngừa bệnh lây lan thêm. Tuy nhiên, việc sử dụng lysine cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Chườm đá để giảm đau tức thì đối với vết loét. Người bệnh nên chườm đá nhẹ nhàng để tránh mụn nước bị vỡ, đồng thời không nên chườm quá lâu để tránh tình trạng bỏng lạnh.
Với tình trạng mụn rộp lan rộng và kèm theo một số biến chứng như sốt cao, khó thở và khó nuốt, đỏ mắt,... Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc uống như:
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây y để điều trị mụn rộp có thể khiến người bệnh gặp phải những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nên hạn chế sử dụng. Việc sử dụng thuốc nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cũng có thể được chỉ định bổ sung đầy đủ các loại vitamin tổng hợp như vitamin A, C, sắt, kẽm để nâng cao sức đề kháng.
Sử dụng gel nha đam là một trong những phương pháp trị mụn rộp ở môi tại nhà. Tinh chất nha đam có tác dụng làm dịu nhẹ vết thương nên thoa trực tiếp gel nha đam lên vết loét ở môi để giảm đau. Nếu bạn không có lô hội tươi, bạn có thể sử dụng những loại son dưỡng môi có chiết xuất từ lô hội.
Tinh dầu trà xanh có tính sát khuẩn nhẹ, do đó trước khi đi ngủ bạn có thể thoa tinh dầu trà xanh lên vết thương.
Với đặc tính kháng virus và chống viêm nên trà đen có công dụng hiệu quả trong việc giảm đau do mụn rộp. Bạn có thể ngâm túi trà đen trong nước ấm khoảng vài phút trước khi đắp.
Chữa rộp môi bằng mật ong được xem là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả. Mật ong là một dược phẩm tự nhiên và đã được khoa học chứng minh hiệu quả trong điều trị mụn rộp và không có tác dụng phụ. Dùng tăm bông nhúng vào mật ong và thoa lên khu vực da viêm và rửa sạch sau 30 phút.
Nên dùng son dưỡng môi có chiết xuất từ chanh để thoa lên vết lở miệng để làm dịu vết loét. Bạn nên thoa son dưỡng môi khoảng 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mụn rộp môi là bệnh có khả năng lây lan từ người này sang người khác và có thể tái phát. Để ngăn ngừa mụn rộp lây lan và tái phát trở lại, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
Hầu hết các trường hợp bị mụn rộp môi đều vô hại và có thể chữa lành hoàn toàn trong vài tuần mà không cần điều trị bằng cách chữa rộp môi nhanh nhất tại nhà như trên. Nhưng nếu bạn không có những giải pháp để giảm triệu chứng và ngăn ngừa lây lan, vết thương có thể mở rộng ra những khu vực xung quanh và có thể gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe thể chất. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh bạn nên đi khám và tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.