Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực là một điều mà bất cứ ai cũng cần biết. Cảm xúc tiêu cực là những phản ứng cảm xúc khó chịu và gây rối bao gồm: Buồn bã, sợ hãi, tức giận hoặc ghen tị. Những cảm giác này không chỉ khó chịu khiến bạn khó sinh hoạt trong cuộc sống bình thường hàng ngày mà còn cản trở khả năng hoàn thành mục tiêu của bạn.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các loại cảm xúc tiêu cực khác nhau và những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Điều quan trọng cần lưu ý là không có cảm xúc nào, kể cả cảm xúc tiêu cực, vốn là xấu. Việc bạn cảm nhận những cảm xúc này trong những bối cảnh hoặc tình huống nhất định là điều hoàn toàn bình thường. Những cảm xúc này chỉ trở nên có vấn đề khi chúng dai dẳng và có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu.
Có một số cảm xúc khác nhau thường được xác định là cảm xúc tiêu cực. Mặc dù những cảm giác như vậy thường là phản ứng bình thường trước những trải nghiệm hoặc sự kiện nhất định, nhưng chúng thường có xu hướng gây đau khổ và khó chịu. Các cảm xúc tiêu cực cụ thể như:
Cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là kết quả của những trải nghiệm hoặc sự kiện không mấy vui vẻ.
Cảm xúc tiêu cực cũng có thể nảy sinh từ:
Điều đáng buồn là mọi người thường tìm đến những cách vô ích hoặc thậm chí mang tính hủy diệt để đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Mặc dù những điều này có thể giúp giảm đau tạm thời nhưng về lâu dài chúng thường khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
May mắn thay, có nhiều cách hiệu quả hơn để giải tỏa cũng như kiềm chế cảm xúc tiêu cực. Những cách sau đây có thể giúp bạn đương đầu đồng thời cải thiện khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân và giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn.
Học cách chấp nhận những cảm xúc tiêu cực cũng là một cách hiệu quả để vượt qua nó. Chấp nhận có nghĩa là thừa nhận rằng chúng ta đang cảm thấy tức giận, buồn bã, sợ hãi, thất vọng thay vì cố gắng trốn tránh hoặc kìm nén chúng. Chấp nhận cảm xúc của bản thân đồng nghĩa với việc bạn thừa nhận chúng tồn tại nhưng bạn nhận ra rằng những cảm giác này chỉ là tạm thời và không thể làm hại đến bạn.
Cách suy nghĩ của bạn về một sự kiện, một vấn đề cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc thấu hiểu cảm xúc bản thân. Cách bạn giải thích những gì đã xảy ra có thể thay đổi cách bạn trải nghiệm sự kiện đó và liệu nó có gây căng thẳng hay không. Hãy nhìn vào nguồn gốc của cảm giác và xác định các tình huống tạo ra căng thẳng và cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống của bạn.
Không phải mọi nguồn gốc gây căng thẳng đều có thể được thay đổi hoặc loại bỏ. Quan trọng là phải tránh suy ngẫm về những gì bạn không thể thay đổi và tập trung vào những gì có trong tầm kiểm soát của bạn. Giảm thiểu hoặc loại bỏ một số tác nhân gây căng thẳng có thể khiến bạn ít cảm thấy những cảm xúc tiêu cực hơn như:
Một vài thay đổi trong cuộc sống có thể làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực, nhưng nó sẽ không loại bỏ hoàn toàn những điều gây căng thẳng. Khi này, bạn sẽ cần tìm ra những lối thoát lành mạnh để đối phó với những cảm xúc này.
Hãy luôn nhớ rằng, nhu cầu và khả năng của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai. Quan trọng là hãy thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp với hoàn cảnh. Khi đó, bạn bạn sẽ cảm thấy bớt choáng ngợp hơn khi phải đối diện với những cảm xúc tiêu cực.
Nhìn chung, cảm xúc tiêu cực có thể là những phản ứng ngắn hạn trước những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hoặc xuất phát từ những vấn đề tiềm ẩn khác. Ngay cả khi bạn có xu hướng có cái nhìn tích cực thì những cảm xúc tiêu cực vẫn sẽ xảy ra. Biết cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong hiện tại và tương lai.
Xem thêm: