Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chân tay miệng là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và thường bùng phát thành dịch, xảy ra quanh năm. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, các gia đình nên biết cách chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp nhất ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể chỉ xảy ra thoáng qua rồi tự khỏi trong vài ngày nhưng cũng có thể diễn tiến nặng gây ra biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng chân tay miệng ở nước ta nên chủ động phòng bệnh vẫn là ưu tiên số 1. Vậy có thể phòng chống bệnh tay chân miệng bằng những cách nào?
Trước hết, cần khẳng định tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm, lây qua đường tiêu hóa, nước bọt, dịch cơ thể, phân của người nhiễm bệnh. Bệnh do một số chủng virus gây ra trong đó phổ biến nhất là chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Dịch tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm nhưng có xu hướng vùng phát thành dịch vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12.
Tay chân miệng dễ dàng lây từ người này sang người và bùng phát thành dịch. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn, nhất là những người có đề kháng yếu. Vì vậy, những nơi tập trung đông hoặc có các yếu tố sinh hoạt tập thể như nhóm trẻ, mẫu giáo, trường học bán trú… là nơi có nguy cơ bùng phát thành ổ dịch cao.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng bao gồm:
Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng quan sát thấy các mụn nước hay vết loét trong niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Một số bệnh nhân bị nổi ban trên da, đặc biệt là cánh tay, bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, không phải ai bị tay chân miệng cũng biểu hiện thành triệu chứng. Người mắc bệnh càng nhỏ tuổi, triệu chứng và biến chứng càng nặng.
Vì sao chúng ta nên chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng? Biến chứng tay chân miệng tuy không thường gặp nhưng hết sức nguy hiểm. Nếu bị chân tay miệng nặng và không có cách điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng như:
Biến chứng thần kinh: Bao gồm bệnh viêm não, viêm não tủy, viêm màng não, viêm thân não. Các biến chứng thần kinh có triệu chứng điển hình là các cơn rung giật cơ 1 - 2 giây ở chân và tay, thường xuất hiện khi trẻ nằm ngửa hay mới đi vào giấc ngủ. Trẻ bị biến chứng não cũng có tình trạng rung giật nhãn cầu, tăng trương lực cơ, yếu chi hoặc liệt chi, đi đứng loạng choạng, mắt nhìn ngược, ngủ gà ngủ vịt, người bứt rứt. Biến chứng thần kinh nặng có biểu hiện hôn mê kèm suy tuần hoàn, suy hô hấp.
Biến chứng về tim mạch và hô hấp gồm: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, trụy mạch, suy tim… Dấu hiệu nhận biết các biến chứng này thường là mạch nhanh trên 150 lần/phút, đổ mồ hôi nhiều, tứ chi lạnh, da nổi vân tím huyết áp tăng cao. Ở giai đoạn sau, có thể sẽ không đo được huyết áp và mạch của bệnh nhân. Người bệnh khó thở, thở rít thanh quản, khò khè, thở nhanh và nông.
Nếu không may phụ nữ mang thai mắc chân tay miệng trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai.
Có nhiều cách chúng ta có thể áp dụng hàng ngày để phòng tránh bệnh tay chân miệng. Cụ thể là:
Virus gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường với sức sống cực bền bỉ. Chúng có thể sống trong môi trường đến 3 tuần, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt. Vì vậy, sử dụng các thực phẩm sạch, ăn chín, uống sôi cũng loại trừ bớt nguy cơ nhiễm virus. Đặc biệt, ở môi trường mẫu giáo, nhóm trẻ, trường học, trẻ nên được dùng bát ăn cơm, khay cơm, cốc nước riêng. Những dụng cụ ăn uống của trẻ cần được tiệt trùng hàng ngày.
Để phòng chống bệnh tay chân miệng, các cô giáo và cha mẹ nên vệ sinh đồ chơi, đồ dùng cho trẻ thường xuyên. Các loại dung dịch tẩy rửa chuyên dụng giúp khử trùng sẽ loại bỏ bớt mầm mống gây bệnh chân tay miệng và các bệnh truyền nhiễm khác. Nhờ đó có thể hạn chế lây nhiễm bệnh và bùng phát dịch chân tay miệng tại các trường học.
Mỗi người lớn đều nên duy trì thói quen này và hướng dẫn lại cho những đứa trẻ của mình. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đến chỗ đông người, sau khi tiếp xúc với những bề mặt của không gian công cộng,… sẽ giúp loại bỏ bớt các vi khuẩn gây bệnh. Từ đó cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng từ môi trường.
Cách phòng chống lây lan bệnh tay chân miệng hiệu quả đó là không tiếp xúc với người bệnh. Trẻ em có thể vô tình dùng chung đồ chơi, đồ ăn với trẻ bị bệnh và dễ dàng bị lây bệnh. Virus tay chân miệng cũng có thể tồn tại ở đồ chơi, đồ dùng, môi trường sống xung quanh trẻ bị bệnh. Vì vậy, tốt nhất không nên tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng.
Hiện nay chưa có vắc xin tay chân miệng như chắc chắn vắc xin này sẽ sớm có mặt ở Việt Nam trong tương lai gần. Vì vậy, cách phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất chính là cho trẻ tiêm phòng khi có vắc xin. Vắc xin không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm bệnh nhưng có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khi lây nhiễm bệnh, trẻ được tiêm vắc xin cũng có ít nguy cơ biến chứng hơn.
Nếu trong gia đình có trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm được khuyên dùng cho trẻ bị tay chân miệng như: Chai xịt Aloclair Plus Spray, Gel bôi Aloclair Plus Gel Alliance, Gel Kin Baby Teething Gel, Sát khuẩn tay nhanh Clincare S.H Opodis Pharma,...
Cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ. Đồ dùng cá nhân của trẻ cần được giặt, rửa riêng và tốt nhất nên giặt, rửa bằng nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Không nên để trẻ mắc bệnh tự do đi lại để tránh làm lây bệnh cho người khác.
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng, nếu cha mẹ phát hiện trẻ sốt cao, li bì, mệt mỏi… tốt nhất hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Xem thêm: Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.