Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu hết các trường hợp tay chân miệng nhẹ đều có thể tự khỏi, nhưng một số ít có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm. Để giảm nguy cơ này và tăng tốc độ phục hồi, phương pháp điều trị dùng thuốc có thể được áp dụng. Trong bài viết sau đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ trả lời câu hỏi bé bị tay chân miệng uống thuốc gì và những hướng dẫn cơ bản sử dụng thuốc đúng cách để điều trị tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng gây ra sự khó chịu, biếng ăn và mệt mỏi cho trẻ thường đi kèm với các nốt mụn nước có thể dẫn đến viêm loét và tạo ra nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Mặc dù chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này, các phương pháp điều trị hiện tại tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng. Vậy bé bị tay chân miệng uống thuốc gì? Nếu có, điều gì cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ?
Để trả lời câu hỏi bé bị tay chân miệng uống thuốc gì, cần xác định chính xác căn nguyên gây bệnh để lựa chọn thuốc phù hợp. Tay chân miệng là một hội chứng lâm sàng do một nhóm virus ruột gây ra, trong đó có Virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong số này, Coxsackievirus A16 là loại phổ biến nhất, thường gây ra các triệu chứng nhẹ và ít biến chứng, thường tự khỏi mà không cần điều trị. Ngược lại, Enterovirus 71 thường gây ra các triệu chứng nặng hơn và có khả năng gây ra nhiều biến chứng hơn.
Bệnh tay chân miệng dễ lây lan vì các Enterovirus có thể dễ dàng chuyển từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng) và dịch tiết từ đường tiêu hóa (phân).
Tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, biểu hiện qua các triệu chứng như sốt và phát ban tập trung ở niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể chữa khỏi thông qua chăm sóc và chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, tay chân miệng được phân loại thành 4 cấp độ tương ứng với mức độ nguy hiểm và tổn thương mà bệnh gây ra.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng của tay chân miệng ở trẻ nhỏ rất quan trọng.
Thường sau 3 - 6 ngày tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng ban đầu gồm sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau họng và phát ban đỏ không ngứa, thường xuất hiện ở lưỡi, chân răng và phía trong má, sau đó lan ra ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông. Vậy tình trạng bé bị tay chân miệng uống thuốc gì?
Khi nhận thấy các triệu chứng này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán sớm, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, nếu các phát ban nước vỡ ra hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có các biến chứng liên quan đến hệ thống hô hấp, tim mạch hoặc thần kinh, trẻ cần được điều trị tích cực ngay lập tức. Các dấu hiệu cho thấy bệnh tay chân miệng ở trẻ đã trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm số cao liên tục trong nhiều ngày, trẻ ngủ nhiều hơn, xuất hiện các triệu chứng mất nước và các biểu hiện lâm sàng như tay chân bủn rủn và co giật.
Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì đang là vấn đề quan tâm lo lắng của nhiều cha mẹ.
Điều trị tay chân miệng chủ yếu là điều trị hỗ trợ và giảm nhẹ các triệu chứng. Trong quá trình này, việc phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng ở trẻ là rất quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị tay chân miệng đúng cách:
Cha mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Tránh sử dụng các thuốc kháng virus như acyclovir vì không có hiệu quả trong điều trị Enterovirus.
Ngoài việc sử dụng thuốc, bố mẹ cần đảm bảo trẻ được bù nước và điện giải. Dung dịch Oresol có thể được sử dụng để thực hiện điều này. Tuy nhiên, việc pha và sử dụng dung dịch này cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Ngoài ra, trẻ dưới 2 tuổi nên uống từng thìa và trẻ trên 2 tuổi có thể uống từng ngụm. Ngưng cho trẻ uống nếu trẻ nôn và thử lại sau 10 phút. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào xuất hiện, ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia. Đừng sử dụng dung dịch đã pha quá 24 giờ và không bảo quản trong tủ lạnh.
Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì tuỳ theo tình trạng của bé, cha mẹ cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ. Việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị tay chân miệng cho trẻ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, vì vậy bố mẹ cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ. Ngoài ra, khi áp dụng các loại thuốc điều trị cho trẻ, bố mẹ cần nhớ các điều sau:
Bé bị tay chân miệng uống thuốc gì đã được giải đáp. Mong rằng thông tin này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tay chân miệng một cách hiệu quả, giúp trẻ phục hồi nhanh chóng. Để biết thêm thông tin bệnh lý thường gặp ở trẻ, hãy theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm những bài viết tiếp theo nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...