Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách phòng tránh bệnh sốt rét và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

Ngày 14/11/2023
Kích thước chữ

Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Sốt rét nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Cùng tìm hiểu cách phòng tránh bệnh sốt rét trong nội dung bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Bệnh sốt rét thường lây truyền do muỗi đốt từ người mắc bệnh sang người khác. Để phòng tránh bệnh sốt rét cần thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh sạch sẽ không gian sống, nâng cao nhận thức cộng đồng về cách phòng tránh bệnh sốt rét.

Bệnh sốt rét là gì?

Bệnh sốt rét là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, thường lây truyền qua muỗi đốt từ người này sang người khác.

cach-phong-tranh-benh-sot-ret-va-ngan-ngua-cac-bien-chung-nguy-hiem 1.jpg
Bệnh sốt rét là một loại bệnh truyền nhiễm

Đây là một bệnh thường gặp ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Mỗi năm, có khoảng 515 triệu người mắc bệnh này, với 1 - 3 triệu trường hợp tử vong, đặc biệt là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara và châu Phi. Sốt rét không chỉ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng và lạc hậu mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế.

Mọi người đều có thể mắc bệnh này và không có miễn dịch chéo, cho nên có thể mắc nhiều loại ký sinh trùng sốt rét cùng một lúc.

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, người mắc sốt rét thường có thể hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, các trường hợp nặng có thể tiến triển rất nhanh và dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. Trong những trường hợp nà tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20%.

Sốt rét ở trẻ em có thể gây ra mất máu và tổn thương trực tiếp đến não. Đối với những trẻ em sống sót qua cơn sốt rét ảnh hưởng đến não, hậu quả có thể là suy giảm thần kinh, sự rối loạn về nhận thức và hành vi cũng như các vấn đề về động kinh.

Nguyên nhân gây bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium gây ra và có năm loài chủng: Plasmodium falciparum, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale, Plasmodium vivax và Plasmodium knowlesi, với Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax là hai loài gây nguy hiểm nhất. Loài Plasmodium knowlesi, ban đầu là loài gây bệnh ở khỉ nhưng cũng có thể gây ra bệnh nặng ở người, đặc biệt ở Đông Nam Á.

Ký sinh trùng sốt rét không tồn tại ngoài môi trường máu người và muỗi truyền bệnh. Muỗi Anopheles là nguồn truyền bệnh chính, trong số hơn 400 loài Anopheles trên thế giới, khoảng 70 loài truyền bệnh sốt rét, với khoảng 40 loài là nguồn lây bệnh chính. Ở Việt Nam, có 15 loài Anopheles truyền bệnh, trong đó 3 loài chính là Anopheles minimus, Anopheles dirus và Anopheles epiroticus.

Bệnh sốt rét phát triển cao vào đầu và cuối mùa mưa ở các tỉnh rừng núi phía Bắc và trong suốt mùa mưa ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

cach-phong-tranh-benh-sot-ret-va-ngan-ngua-cac-bien-chung-nguy-hiem 2.jpg
Bệnh sốt rét phát triển cao vào đầu và cuối mùa mưa

Sau khi muỗi Anopheles đốt và hút máu người nhiễm bệnh, ký sinh trùng sẽ phát triển trong cơ thể muỗi. Khi kén muỗi vỡ, thoa trùng sẽ được giải phóng và di chuyển đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi. Trong khoảng 10 ngày ở nhiệt độ từ 20 - 30°C, ký sinh trùng hoàn thiện chu kỳ phát triển hữu tính và có thể truyền bệnh cho muỗi. Muỗi sống khoảng 4 tuần ở nhiệt độ này.

Người là ổ chứa duy nhất của ký sinh trùng sốt rét. Chu kỳ lây truyền kéo dài từ 2 - 3 ngày cho Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và từ 7 - 10 ngày cho Plasmodium falciparum. Những người không được điều trị hoặc điều trị không đủ có thể lây nhiễm cho muỗi trong nhiều năm. Máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể lây bệnh trong ít nhất 1 tháng.

Con đường lây truyền bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét lây qua đường nào? Sốt rét có bốn phương thức lây truyền chính:

  • Phương thức lây truyền chủ yếu là do muỗi đốt.
  • Lây qua truyền máu nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
  • Lây từ mẹ sang con qua nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp).
  • Lây qua tiêm chích: Dùng chung bơm kim tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét.

Xem thêm: Bệnh sốt rét lây mạnh vào giai đoạn nào nhất?

Cách phòng tránh bệnh sốt rét và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

Để ngăn ngừa bệnh sốt rét, có một số biện pháp quan trọng:

  • Tuyên truyền giáo dục về cách phòng tránh sốt rét.
  • Sốt rét lây lan chủ yếu qua muỗi. Diệt muỗi và ký sinh trùng gây bệnh là biện pháp cần thiết.
  • Ngủ trong màn và mặc quần áo bảo vệ: Ngủ trong màn và mặc quần áo dài vào buổi tối giúp hạn chế tiếp xúc với muỗi, đặc biệt nếu bạn ở gần rừng hoặc nương rẫy.
  • Sử dụng hóa chất diệt muỗi: Phun thuốc diệt muỗi và tẩm màn bằng hóa chất giúp tiêu diệt muỗi, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Loại bỏ môi trường sống của muỗi: Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà ở xa rừng và xa nguồn nước.
  • Khi nghi ngờ mắc bệnh, điều trị sớm: Khi bị sốt, đặc biệt sau khi bị muỗi đốt, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sốt rét kịp thời.
  • Sử dụng thuốc diệt muỗi với liều lượng phù hợp để xua đuổi muỗi.
  • Phun thuốc diệt muỗi vào bề mặt trong của vách tường với liều lượng phù hợp, chỉ nên thực hiện một lần mỗi năm, trước mùa mưa (mùa cao điểm truyền bệnh).
  • Sử dụng đập muỗi, vợt điện hoặc đèn bắt muỗi để giảm số lượng muỗi xung quanh.
cach-phong-tranh-benh-sot-ret-va-ngan-ngua-cac-bien-chung-nguy-hiem 3.jpg
Sử dụng đập muỗi, vợt điện có thể giúp xua đuổi muỗi
  • Sử dụng hương liệu tự nhiên: Hương tinh dầu, loại cây có mùi thơm có thể giúp xua đuổi muỗi.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Giữ gọn gàng, sắp xếp đồ đạc và quần áo ngăn nắp để không tạo điều kiện cho muỗi.
  • Di dời chuồng gia súc, gia cầm: Đưa chúng ra xa nhà, ở nơi xa rừng và nguồn nước để tránh muỗi bay vào nhà.
  • Thuốc dự phòng ở các vùng dịch: Cấp thuốc phòng cho những người mới đến vùng sốt rét, phụ nữ có thai, và người di cư vào vùng sốt rét. Tại Việt Nam, cung cấp thuốc cho những đối tượng trên để tự điều trị khi mắc bệnh sốt rét.
  • Hướng dẫn nhận biết và điều trị sớm: Người vào rừng, rẫy nơi có dịch sốt rét cần đến cơ sở y tế để lấy thuốc và học cách nhận biết các dấu hiệu của cơn sốt rét. Khi xuất hiện các triệu chứng như run rét, sốt, đổ mồ hôi và khát nước, cần uống ngay thuốc đã có, sau đó đến cơ sở y tế để xác nhận bệnh và bắt đầu điều trị sớm. Việc này giúp ngăn chặn cơn sốt trở nên nặng hoặc gây suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Biện pháp an toàn khi truyền máu: Đối với người có tiền sử sốt rét hoặc sống trong vùng dịch, cần thực hiện các biện pháp an toàn khi truyền máu và kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa lây lan bệnh.

Việc kết hợp nhiều biện pháp là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh sốt rét.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.