Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách sơ cứu khi bị bỏng da hiệu quả nhất

Ngày 13/04/2022
Kích thước chữ

Bỏng là một dạng chấn thương có thể để lại nhiều biến chứng lên các tế bào mô và có thể gây ra rối loạn bệnh lý toàn thân nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem cách sơ cứu khi bị bỏng da như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhé!

Cách để chúng ta sơ cứu một vết thương do bị bỏng trước khi đến các cơ sở y tế thường được thực hiện không đúng quy trình cũng làm cho vết thương diễn biến nặng hơn. Vậy hãy theo dõi bài viết này của nhà thuốc Long Châu để tìm ra cách sơ cứu khi bị bỏng da đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Bỏng da là gì?

Bỏng da là một chấn thương trên da xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bỏng như nhiệt, điện, hóa chất và các tia vật lý như bức xạ hoặc tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Hậu quả của bỏng để lại là vô cùng đáng lo ngại. Nó vừa làm mất thẩm mỹ do có thể để lại sẹo, ngoài ra nó cũng có thể để lại những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thậm chí là tàn tật.

Có những loại bỏng da nào?

Cách sơ cứu khi bị bỏng da 1 Bỏng da độ 2 có nốt phỏng vòm mỏng dịch vàng
  • Bỏng độ I: Tổn thương lớp tế bào hạt dẫn đến da nề đỏ, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô và bóng sau 2 - 3 ngày, đau rát khi tắm nắng hoặc ngoại vị vùng bỏng nước sôi.
  • Bỏng độ II: Tổn thương đến lớp tế bào gai xuất hiện nốt phỏng nước trên nền da rất đỏ. Nốt phỏng có thể có kích thước to nhỏ khác nhau vòm mỏng bên trong chứa dịch trong hoặc màu vàng nhạt.
  • Bỏng độ III: Bỏng đến lớp trung bì, trung bì nông nếu ống gốc lông tuyến mồ hôi còn nguyên vẹn. Bỏng trung bì sâu chỉ còn lại phần sâu của gốc lông và tuyến mồ hôi.
  • Bỏng độ IV: Nguy cơ nhiễm khuẩn cao có 2 hình thức hoặc là đám da hoại tử khô có màu đen lõm hơn so với da lành hoặc đám hoại tử ướt trắng bệch hoặc chỗ trắng chỗ xám như vân đá hoa.
  • Bỏng độ V: Bỏng toàn bộ lớp hạt gai trung bì còn tổn thương đến gân cơ xương khớp nên thời gian phục hồi khá lâu. Thường gặp trong bỏng điện ở những bệnh nhân có các vấn đề về hệ thống não trung ương động kinh hôn mê ngất.

Cách sơ cứu khi bị bỏng da 

Bỏng nhiệt hay bỏng da để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Việc sơ cứu khi bị bỏng có thể trực tiếp làm giảm đi những ảnh hưởng mà bỏng để lại. Tuỳ vào những trường hợp mà có những cách sơ cứu phù hợp khác nhau. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo nhé!

 Sơ cứu khi bỏng do nước sôi gây nên 

Cách sơ cứu khi bị bỏng da 2 Cách sơ cứu khi bị bỏng da đơn giản nhất là rửa với nước giúp giảm đau rát
  • Nhanh chóng đưa vùng tổn thương do bị bỏng ngâm vào chậu nước nguội sạch nhiệt độ 10 đến 30 độ C hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 10 - 20 phút, việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu bớt đau rát, giảm sưng nề, giảm mức độ sâu của vết bỏng và làm trôi đi những bụi bẩn qua đó làm sạch vùng bị bỏng.
  • Dùng tấm vải hoặc tấm gạc sạch băng ép vùng tổn thương bị bỏng lại, tránh bụi bẩn vào vết bỏng và hạn chế thoát dịch huyết tương ra ngoài.
  • Nếu tổn thương bỏng nhẹ, diện tích da tổn thương do bị bỏng nhỏ, thì sau một thời gian ngắn chăm sóc kĩ lưỡng tại nhà da vùng bỏng do nước sôi có thể tự liền và không để lại sẹo nhưng nếu tổn thương bỏng với diện tích rộng, và vị trí nguy hiểm thì sau khi sơ cứu cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để điều trị tiếp theo tránh gây shock bỏng.

 Sơ cứu khi bỏng do lửa cháy gây nên 

  • Bỏng do lửa cháy: Đầu tiên nên đưa bệnh nhân ra khỏi vùng nguy hiểm có thể dùng nước hoặc cát, áo khoác, chăn hoặc vải tẩm nước bọc kín… để dập tắt lửa cháy.
  •  Nhanh chóng để vùng tổn thương do bị bỏng ngâm vào chậu nước mát nhiết độ từ 10 đến 30 độ và sạch hoặc đưa vùng bỏng vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng trong khoảng 10 - 20 phút.

 Sơ cứu khi bỏng do hóa chất gây nên 

  •  Phải cắt bỏ ngay vị trí nơi quần áo bị dính hóa chất.
  • Rửa ngay và liên tục dưới vòi nước càng nhiều càng tốt để làm loãng nồng độ hóa chất.
  • Nếu nguyên nhân gây bỏng là do dung dịch có tính axid thì rửa vết bỏng bằng dụng dịch có tính kiềm như: Dung dịch Na2CO3 10-20%, nước xà phòng, Ca(OH)2 5%.
  • Nếu bỏng là do dung dịch có tính kiềm thì trung hòa bằng CH3COOH 6%, NH4Cl 5%, axit boric 3%, nếu không có dung dịch trên dùng nước giấm ăn, nước chanh loãng, C6H12O6 20%. Tuy nhiên sau khi trung hoà bạn cần rửa lại vết bỏng thật sạch sẽ tránh những hoá chất còn dư hay hoá chất mới được sinh ra gây những hiện tượng khó chịu như ngứa ngáy.

 Sơ cứu khi bỏng do điện gây nên 

Cách sơ cứu khi bị bỏng da 3 Cần sử dụng thanh gỗ khô đưa nguồn điện ra khỏi bệnh nhân 
  • Bỏng điện: Ðiện giật hoặc sét đánh có thể gây tổn thương tế bào mô và rối loạn bệnh lý toàn thBỏng rất sâu đến tận lớp gân cơ xương để lại những hậu quả nghiêm trọng như bại liệt toàn thân. Một số bệnh nhân bị bỏng điện thì có thể gây shock bỏng dẫn đến cơ thể cùng tim ngừng đập.
  •  Đầu tiên phải ngắt được dòng điện nếu còn và nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực có nguồn điện, nếu trong trường hợp không thể ngắt được nguồn điện thì phải dùng các vật có tính cách điện ví dụ như cao su, que gỗ khô để gỡ dây điện ra khỏi người bệnh hoặc kéo nạn nhân cũng có thể cầm lấy tóc kéo ra khỏi khu vực có nguồn điện.
  • Khi đã tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, phải để nạn nhân nằm thoải mái trên một nền cứng, hà hơi thổi ngạt và sử dụng thuốc trợ tim trợ hô hấp nếu có điều kiện theo dõi bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân tự thở được.

Trên đây là những chia sẻ mà nhà thuốc Long Châu muốn cung cấp cho bạn đọc. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn ứng dụng được các cách sơ cứu khi bị bỏng da một cách an toàn và mang lại hiệu quả nhất.

Minh Thuý 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Sơ cứubỏng