Để bảo vệ sức khỏe và rèn luyện sức bền, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người nên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, cầu lông,... Và yoga là một trong những bộ môn được nhiều người lựa chọn vì đem lại lợi ích về thể chất lẫn tinh thần.
Mối quan hệ giữa khả năng đứng trên 1 chân và sức khỏe
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ công bố vào năm 2014, khả năng giữ thăng bằng trên một chân là một bài kiểm tra sức khỏe của não bộ. Tiến sĩ Yasuharu Tabara - Phó giáo sư tại Trung tâm Y học Bộ gen tại Trường Đại học Y khoa Đại học Kyoto, Nhật Bản cho biết: Những người gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng trên một chân cần được chú ý, vì điều này liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh não và suy giảm nhận thức.
Nghiên cứu bao gồm 546 nam giới và 841 nữ giới với độ tuổi trung bình là 67. Bài kiểm tra là đo thời gian đứng trên một chân, người tham gia thử thách thất bại sẽ chụp cộng hưởng từ não (MRI) để đánh giá tình trạng mạch máu não. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc không thể giữ thăng bằng trên một chân trong hơn 20 giây có liên quan đến bệnh mạch máu nhỏ trong não, sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu nhỏ nằm sâu trong não có thể dẫn đến đột quỵ. Những cơn đột quỵ nhỏ là nguyên nhân gây suy giảm tinh thần và mất trí nhớ, đi lại khó khăn và dễ vấp ngã.
Tác dụng của tư thế yoga đứng một chân với sức khỏe
Các thầy thuốc Đông y cho biết “Chân có khỏe, người mới khỏe”. Vì vậy, tư thế yoga đứng một chân là vô cùng cần thiết để giúp cơ thể lấy lại thăng bằng.
Ngăn ngừa huyết áp
Nếu bạn là người bận rộn, chỉ có thể tập vài phút mỗi ngày thì tư thế yoga đứng một chân là bài tập rất phù hợp. Bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian mà chỉ cần dành ra 1 - 2 phút mỗi ngày để thực hiện. Bạn có thể nhận được kết quả tuyệt vời trong việc ngăn ngừa huyết áp cao hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh đãng trí người già.
Thư giãn tinh thần
Khi thực hiện các tư thế yoga đứng một chân, bạn phải tập trung cao độ và không nghĩ đến những vấn đề khác. Đặc biệt, các kinh mạch trong cơ thể con người vận động nhịp nhàng tạo nên một chuỗi vận động ổn định trên toàn cơ thể. Ngoài ra, tư thế đứng bằng một chân này còn có thể giúp con người cải thiện hoạt động của mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tư thế yoga đứng một chân đòi hỏi phải tập trung, hít thở chậm giúp giải toả căng thẳng Tăng cường tuần hoàn máu, dưỡng não
Nếu bạn hay bị lạnh tay chân vào mùa đông, thì tư thế yoga đứng một chân sẽ giúp cơ thể bạn nóng dần từ bàn chân lên. Tư thế này phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi. Nếu bạn có thể thực hiện động tác này từ khi còn trẻ, bạn sẽ nhận được hiệu quả bất ngờ theo thời gian. Đây là một động tác giúp mọi người cải thiện sự cân đối của cơ thể và giúp hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, đây không phải là động tác dành cho người lớn tuổi (những người trên 70 tuổi). Vì ở độ tuổi này, tay chân đã hơi yếu, nếu đứng không vững sẽ bị ngã, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Thang đo thể chất khi đứng một chân
Theo khoa học, mỗi bàn chân của con người đều có 6 kinh mạch chạy qua và là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng trong cơ thể. Đứng trên một chân trong một phút mỗi ngày sẽ giúp lập lại cân bằng cho các bộ phận trên cơ thể và cải thiện sức khỏe.
Lưu ý nên tập động tác này khi nhắm mắt vì khi đó cơ thể ít phụ thuộc vào tác động của môi trường. Sau hơn 30 năm nghiên cứu chức năng sinh lý của con người, các nhà khoa học đã xây dựng thang đo thể lực qua động tác này.
Tiêu chuẩn đối với nam giới:
- Từ 30 - 39 tuổi: 9 giây.
- Từ 40 - 49 tuổi: 8 giây.
- Từ 50 - 59 tuổi: 7 giây.
- Từ 60 - 69 tuổi: 5 giây.
Tiêu chuẩn đối với nữ giới:
- Từ 40 - 49 tuổi: 9 giây.
- Từ 50 - 59 tuổi: 8 giây.
- Từ 60 - 69 tuổi: 7 giây.
- Từ 70 - 79 tuổi: 5 giây.
Hướng dẫn tập tư thế yoga đứng một chân
Tư thế yoga đứng một chân hay còn gọi là tư thế cái cây không phải là một động tác quá khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì của người tập. Để có thể đứng bằng một chân các bạn làm như sau:
- Đầu tiên dùng một chân làm điểm tựa, chân còn lại nhấc lên.
- Ấn lòng bàn chân đã nhấc lên vào đùi hoặc đầu gối của chân trụ. Chắp hai tay trước ngực để giữ thăng bằng.
- Hướng mắt vào một vật cố định sẽ giúp bạn giữ thăng bằng.
- Hít thở từ 5 - 10 lần, sau đó hạ chân xuống và thực hiện với bên còn lại.
Tư thế đứng một chân được coi là một bài kiểm tra sức khỏe của não bộ Lưu ý khi thực hiện tư thế yoga đứng một chân
Tư thế đứng 1 chân là một tư thế yoga cơ bản và đơn giản nhưng bạn cần lưu ý những điều sau để bài tập đem đến tác dụng cho sức khỏe:
- Tư thế yoga một chân đòi hỏi người tập phải thực hiện các bước theo thứ tự an toàn. Và tư thế này không phù hợp với người già chân tay yếu.
- Tư thế đứng bằng một chân này không khuyến khích nếu bạn bị chấn thương đầu gối hoặc hông.
- Trong lúc tập không nên vội vàng bỏ bước. Khả năng tập luyện phù hợp với sức khỏe của bản thân.
- Nếu bạn có vấn đề về thăng bằng, hãy cẩn thận và tập gần tường để có thể dựa vào nếu cần.
- Bạn càng thực hành kiên trì càng mang lại hiệu quả cao, giúp bạn điều chỉnh sự cân bằng các cơ quan trong cơ thể.
- Giữ thẳng lưng, không ngả về phía sau, điều này có thể dẫn đến chấn thương.
- Tránh tì chân vào đầu gối, hạn chế dồn thêm trọng lượng lên đầu gối của chân đỡ trụ.
- Căn chỉnh hông ngang nhau.
Tư thế đứng 1 chân khá đơn giản nhưng bạn cần thực hiện đúng để nhận được hiệu quả Tư thế yoga đứng một chân dễ nhưng khó nếu bạn không biết cách thực hiện đúng. Cho dù ở nhà hay hay phòng tập thể dục, bạn đều có thể thực hiện. Nếu kiên trì tập luyện, yoga sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực cả về thể chất lẫn tinh thần cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn thuần thục tư thế yoga một chân này, đạt được độ dẻo, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bạn có thể tham khảo thêm các bài tập yoga trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ, cũng như tăng cường sức khỏe của cơ thể.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp