Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng điện xảy ra khi dòng điện đi qua cơ thể hoặc quần áo có khả năng gây cháy. Điện được chuyển đổi thành nhiệt trong cơ thể, gây ra bỏng nhiệt. Vậy cách trị bỏng điện như thế nào? Cần lưu ý điều gì trong quá trình điều trị?
Các dấu hiệu bên ngoài của bỏng điện không thể dự đoán chính xác mức độ tổn thương thực sự và nếu điều trị không đúng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho da. Vì vậy điều trị bỏng điện kịp thời, an toàn là điều cần thiết nếu bạn gặp phải trường hợp này.
Bỏng điện xảy ra khi dòng điện tiếp xúc với cơ thể, gây tổn thương da và các cơ quan bên trong. Mức độ nghiêm trọng của bỏng điện có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Các cơ quan bên trong như tim, thận, xương và cơ bắp có thể bị tổn thương nghiêm trọng, gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của người bị bỏng điện. Ngoài ra, hệ thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng như bất tỉnh, yếu cơ, tổn thương mắt hoặc tai.
Bỏng điện có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ cơ thể
Bỏng điện xảy ra khi cơ thể con người tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua vật liệu dẫn điện với nguồn điện.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏng điện trong sinh hoạt gia đình lẫn trong công việc hằng ngày, chẳng hạn khi người dùng tiếp xúc với dây điện lộ trên thiết bị hoặc khi nguồn điện tiếp xúc với dòng nước, như khi máy sấy tóc rơi vào bồn tắm. Việc phòng tránh bỏng điện là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Thiết bị điện trong gia đình có thể tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng điện
Bỏng điện có thể được phân loại thành 4 mức độ khác nhau:
Xác định đúng nguyên nhân và mức độ bỏng điện để có phương pháp điều trị thích hợp. Đối với trường hợp bỏng nặng bạn cần sơ cứu bỏng điện giật và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp vết bỏng nhẹ, bạn có thể tham khảo các bước để xử lý vết bỏng điện dưới đây.
Khi gặp tình trạng bỏng điện bạn thực hiện các bước sau đây để giảm thiểu tối đa tổn thương cho da.
Khi xử lý vết bỏng, cần cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức gần vị trí bỏng để tránh gây cản trở cho vùng tổn thương.
Nếu quần áo dính vào vết bỏng thì không cố gắng cởi bỏ mà nên cắt xung quanh vị trí bị dính và chỉ cởi bỏ những phần không bị dính.
Rửa vùng bỏng với nước mát để hạ nhiệt độ trên da và giúp vết bỏng không nặng thêm. Không nên dùng đá hoặc nước đá vì nhiệt độ quá lạnh có thể khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng.
Nếu cần, bạn có thể ngâm cánh tay, bàn tay, bàn chân và chân bỏng vào chậu nước mát và dùng gạc mát chườm lên chỗ bỏng trên mặt hoặc cơ thể.
Đặt vùng da bị bỏng điện dưới vòi nước mát
Trước khi xử lý vết bỏng, hãy rửa tay kỹ để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, đảm bảo rằng các vải, gạc và găng tay dùng để xử lý vết bỏng cũng phải sạch.
Sử dụng xà phòng nhẹ dịu và nước mát để rửa sạch vùng da bị bỏng. Hãy xoa xà phòng nhẹ nhàng sao cho không làm vỡ các vết phồng hoặc gây kích ứng da. Trong quá trình rửa, có thể có mẩu da bị bong ra
Không làm vỡ các vết phồng rộp. Các vết phồng rộp do bỏng không nên bị vỡ, vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Đừng làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào, và nếu cần, bạn có thể giảm đau bằng cách đắp khăn lạnh lên vùng da bị bỏng.
Sau khi rửa sạch vết bỏng hãy thấm khô da, bạn chỉ nên sử dụng vải sạch và không được chà lên vết bỏng. Tốt nhất là sử dụng gạc vô trùng nếu có sẵn. Trong trường hợp bỏng rất nhẹ, chỉ cần làm sạch vết bỏng là đủ.
Sau khi làm sạch vết bỏng, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin hoặc polysporin. Tuy nhiên, không nên xịt kem hoặc thoa bơ lên vết bỏng vì chúng có thể ngăn nhiệt thoát ra ngoài.
Để bảo vệ vùng da bỏng, bạn có thể dùng băng sạch để băng lỏng vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt vì điều này có thể gây tổn thương thêm. Nếu vùng da bỏng không bị rách hoặc các vết phồng rộp không bị vỡ, không cần phải băng. Tuy nhiên, nếu vùng tổn thương ở vị trí dễ nhiễm bẩn hoặc bị kích ứng do quần áo cọ vào, bạn nên băng để bảo vệ. Thay băng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn để tránh nhiễm trùng.
Không nên dùng băng dính để cố định băng vì điều này có thể làm bàn tay, cánh tay hoặc chân bị bó kín, gây sưng.
Để giảm đau sau khi bị bỏng, có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
Để đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa nhiễm trùng, bạn nên thay băng thường xuyên, đặc biệt là khi băng bị ướt hoặc bẩn.
Chú ý đến vết bỏng và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là khi có các vết phồng rộp hoặc rách da. Các dấu hiệu nhiễm trùng có thể bao gồm: Thay đổi màu sắc trên vùng da bỏng hoặc vùng da xung quanh, da chuyển màu đỏ tía, đặc biệt là khi kèm theo hiện tượng sưng tấy, thay đổi độ dày của vết bỏng (vết bỏng đột nhiên đi sâu vào da), chảy dịch xanh hoặc mủ, sốt.
Nếu cơn đau không giảm sau vài ngày hoặc bạn có các triệu chứng khác như nhiễm trùng, phù hay sốt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích cho cách trị bỏng điện. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin và có thể áp dụng trị bỏng điện an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Ngọc Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.