Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Tự kỷ có phải là trầm cảm không? Dấu hiệu nhận biết tự kỷ, trầm cảm

Ngày 12/06/2024
Kích thước chữ

Tự kỷ và trầm cảm là hai căn bệnh phổ biến ở rất nhiều đối tượng. Vậy tự kỷ có phải là trầm cảm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn bệnh tự kỷ và trầm cảm. Nguyên nhân là bởi biểu hiện nhận biết của hai căn bệnh này là tương tự nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được dấu hiệu đặc trưng của tự kỷ và trầm cảm. Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp qua bài viết sau.

Tự kỷ có phải là trầm cảm không?

Tự kỷ có phải là trầm cảm không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, mặc dù điểm giống nhau là bệnh nhân đều bị hạn chế về khả năng giao tiếp và thiếu hụt các kỹ năng xã hội cơ bản, nhưng tự kỷ và trầm cảm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ được hiểu là căn bệnh rối loạn phát triển thần kinh. Nó xuất hiện phổ biến ở trẻ em trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, dấu hiệu của căn bệnh này chỉ được phát hiện rõ ràng khi trẻ được 3 - 10 tuổi. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người trưởng thành xuất hiện căn bệnh này.

Người bị tự kỷ thường có xu hướng thu mình và tự tách biệt với thế giới xung quanh. Bệnh kéo dài dai dẳng trong thời gian dài và khó thuyên giảm. Nó tạo ra tâm lý bất thường, làm gián đoạn quá trình phát triển của trẻ. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ nhân sinh và các kỹ năng sống bình thường.

Tự kỷ có phải là trầm cảm không? Dấu hiệu nhận biết tự kỷ, trầm cảm 1
Tự kỷ có phải là trầm cảm không? Câu trả lời là không 

Trầm cảm là gì?

Khác với tự kỷ, trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm lý có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Theo đó, người bị trầm cảm vẫn có thể phát triển bình thường nhưng cảm xúc, suy nghĩ và hành vi có xu hướng tiêu cực. Vì vậy, dấu hiệu chủ yếu của bệnh nhân trầm cảm là thường xuyên buồn bã, chán nản,… Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ biểu hiện của các triệu chứng sẽ trở nên phổ biến hơn.

Trên thực tế, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, kéo theo những biến chứng khó lường.

Dấu hiệu tự kỷ, trầm cảm

Tự kỷ có phải là trầm cảm không đã được giải đáp. Vậy dấu hiệu của tự kỷ trầm cảm có giống nhau không?

Ở giai đoạn đầu khi phát bệnh, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ và trầm cảm thường không rõ ràng nên người bệnh rất khó có thể phát hiện được. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn vẫn có thể nhận biết được một số triệu chứng đặc trưng như:

Dấu hiệu bệnh tự kỷ

Bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ ở độ tuổi khác nhau thì sẽ có những biểu hiện khác nhau. Đặc trưng của tự kỷ là trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và hòa nhập với mọi người xung quanh.

Tự kỷ có phải là trầm cảm không? Dấu hiệu nhận biết tự kỷ, trầm cảm 2
Trẻ bị tự kỷ thường cảm thấy khó khăn khi giao tiếp 

Ở trẻ em, bạn có thể dễ dàng nhận thấy:

  • Trẻ rất ít khi cười, thậm chí là không cười.
  • Trẻ khó tập trung để tương tác với người đối diện và thường tránh né ánh mắt của mọi người khi giao tiếp.
  • Trẻ khó kết bạn, khó giao tiếp nên ít có ý định tạo thêm mối quan hệ với mọi người xung quanh mà tự chơi một mình.
  • Trẻ hành động bất thường, chẳng hạn như: Lắc lư người, vỗ tay, đập đầu vào tường, giậm chân, gầm gừ,...
  • Trẻ hay nói những câu vô nghĩa hoặc nhìn chăm chăm vào một vật hoặc khoảng không trong một thời gian dài.
  • Chỉ nằm hoặc ngồi ở đúng một vị trí, đi một con đường duy nhất, ăn một loại thức ăn nhất định, chơi một trò chơi lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không thấy chán,…
  • Chậm phát triển trí tuệ, nhận thức kém. Tuy nhiên, vẫn có những trẻ phát triển rất giỏi về một kỹ năng nào đó như: Ghi nhớ, hội họa, sáng tác nhạc, chơi đàn, tính toán,…

Trong khi đó, ở người lớn, triệu chứng thường gặp là:

  • Lặp lại các hành vi một cách vô ý.
  • Khó kiểm soát được cảm xúc, khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ.
  • Không muốn tiếp xúc và giao tiếp với bất cứ ai.
Tự kỷ có phải là trầm cảm không? Dấu hiệu nhận biết tự kỷ, trầm cảm 3
Trẻ bị tự kỷ có thể phát triển một kỹ năng đặc biệt nào đó 

Dấu hiệu trầm cảm

Người trầm cảm thường có các dấu hiệu là:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, mắt lờ đờ,...
  • Không có hứng thú với những sự kiện xung quanh, cuộc sống, công việc, đời sống tình dục,…
  • Khó tập trung khiến công việc bị trì trệ, đời sống sinh hoạt rối loạn.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Xuất hiện các suy nghĩ tuyệt vọng, suy sụp, tự ti,… thậm chí là có suy nghĩ tự kết thúc hoặc làm tổn thương bản thân.
  • Sụt cân nhanh chóng do ăn uống kém hoặc thừa cân, béo phì do ăn uống quá độ.

Nên làm gì khi người thân, bạn bè bị tự kỷ, trầm cảm?

Nếu phát hiện những người thân thiết xung quanh bạn xuất hiện dấu hiệu bị tự kỷ, trầm cảm, bạn nên:

  • Đưa họ đến cơ sở y tế uy tín để được xác định chính xác tình trạng bệnh và xây dựng phương án điều trị phù hợp.
  • Cho trẻ tự kỷ tham gia các buổi học về liệu pháp ngôn ngữ, nghề nghiệp để con cởi mở và độc lập hơn.
  • Thường xuyên trò chuyện và tâm sự để họ nói lên suy nghĩ cá nhân.
  • Hỗ trợ người bệnh cởi mở trong giao tiếp với cộng đồng, tham gia các câu lạc bộ công cộng.
  • Khuyến khích người bệnh tập luyện thể dục, thể thao hoặc tập thiền định, yoga,...
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng mệt mỏi.
 Tự kỷ có phải là trầm cảm không? Dấu hiệu nhận biết tự kỷ, trầm cảm 4
Đồng hành cùng người tự kỷ, trầm cảm để họ vượt qua khó khăn

Hy vọng qua bài viết này của Nhà thuốc Long Châu, bạn đã biết được tự kỷ có phải là trầm cảm không. Hãy quan tâm hơn đến những người thân xung quanh, đặc biệt là những ai có vấn đề về tự kỷ và trầm cảm, để họ điều trị bệnh hiệu quả và dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn nhé! 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin