Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính rất thường gặp ở trẻ. Ngoài các triệu chứng chảy nước mũi, ho, sốt, trẻ còn có thể bị nôn. Vậy trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều cha mẹ nên làm gì?
Viêm đường hô hấp cấp là nhóm bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Ngoài viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, trẻ em cũng thường bị cảm lạnh. Cảm lạnh khiến trẻ mệt mỏi, mất sức vì kéo theo các triệu chứng như sốt, ho, chảy nhiều nước mũi và nôn ói. Việc trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng.
Cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp rất phổ biến. Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện luôn là nhóm đối tượng dễ bị cảm lạnh nhất. Theo thống kê, có đến gần 200 loại virus gây ra bệnh cảm lạnh, trong đó phổ biến nhất là rhinovirus. Vì là bệnh viêm đường hô hấp do virus gây ra nên khi cảm lạnh, trẻ không cần điều trị bằng kháng sinh.
Các khảo sát cho thấy trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi có thể bị cảm lạnh từ 8 - 10 lần một năm. Khi trẻ càng lớn và đề kháng cao hơn, tần suất bị bệnh sẽ giảm dần. Thời điểm trẻ dễ bị cảm lạnh nhất là vào mùa thu đông và mùa đông xuân, thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau ở nước ta.
Trẻ bị cảm lạnh sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:
Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể khỏi bệnh sau 7 - 10 ngày. Nhưng nếu trẻ nôn nhiều, ăn uống kém, thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm.
Nôn là tình trạng thức ăn đang được tiêu hóa trong dạ dày bị đẩy ngược ra miệng do sự co thắt mạnh của dạ dày và cơ bụng. Trẻ em khi bị cảm lạnh nôn nhiều có thể do nhiều lý do khác nhau như:
Trẻ em bị cảm lạnh kèm triệu chứng nôn nhiều có thể kèm triệu chứng chua đắng miệng, đau bụng, người luôn trong trạng thái nôn nao khó chịu. Hệ quả đầu tiên mà cha mẹ dễ dàng nhận thấy là trẻ mất sức, mệt lả, không muốn vận động và thường nằm một chỗ. Nôn nhiều khiến sức khỏe giảm sút, trẻ bị sút cân, người xanh xao.
Nôn nhiều cũng khiến cơ thể bị mất nước. Vừa nôn nhiều vừa sốt cao gây mất nhiều nước và trẻ dễ bị rối loạn điện giải. Cha mẹ có thể kiểm tra triệu chứng mất nước bằng cách véo tay nhẹ vào bụng trẻ. Nếu thấy da đàn hồi và trở về ngay trạng thái ban đầu là trẻ chưa bị thiếu nước. Nếu da nhăn nheo, chậm đàn hồi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ đang mất nước.
Trẻ bị rối loạn điện giải sẽ có triệu chứng chóng mặt, ngủ gà, khô môi,… Mất nước và rối loạn điện giải kéo dài có thể gây loạn nhịp tim, tụt huyết áp, mê sảng,…
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng sẽ lo lắng và bối rối khi thấy con bị cảm lạnh nôn nhiều. Tuy nhiên, cha mẹ cần thật bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn sau:
Bù nước cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều, giảm lượng bú mỗi lần để tránh làm dạ dày bị kích thích nhưng nên tăng số lần bú. Với trẻ lớn hơn mẹ có thể cho bé uống nước trái cây, nước ấm, dung dịch Oresol để bù điện giải. Tuyệt đối mẹ không nên cho bé uống đồ uống có ga.
Mẹ nên cho bé ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo. Hạn chế ăn đồ giàu chất béo vì chúng rất khó tiêu. Không nên ép con ăn quá no. Nếu con bị nôn, mẹ có thể cho trẻ ăn bù một chút sau 30 phút đến 1 tiếng.
Nếu nôn trớ do cảm lạnh, thì bệnh cảm lạnh khỏi triệu chứng nôn trớ cũng sẽ hết. Sau khoảng 1 tuần được chăm sóc tốt, bệnh cảm lạnh sẽ dần được đẩy lùi. Những việc mẹ nên làm như:
Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều cần được đưa đến bác sĩ khi trẻ nôn dữ dội và liên tục. Các trường hợp nôn ra dịch mật hoặc máu cũng cần được cấp cứu ngay. Trẻ nôn nhiều kèm sốt cao liên tục, trẻ bỏ ăn hoặc bỏ bú mẹ cũng nên đưa đến gặp bác sĩ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.