Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Căng da bụng chùng da mắt là gì?

Ngày 15/02/2024
Kích thước chữ

Căng da bụng chùng da mắt là hiện tượng mà ai cũng có thể gặp phải. Vậy căng da bụng chùng da mắt là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cách chống lại hiện tượng căng da bụng chùng da mắt thế nào? Các thông tin này sẽ có trong bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi.

Sau khi ăn no, thông thường bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, nhất là khi ăn những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột. Vậy đây có phải là hiện tượng căng da bụng chùng da mắt mà chúng ta vẫn thường nói hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin sau đây để biết được hiện tượng căng da bụng chùng da mắt là gì nhé!

Căng da bụng chùng da mắt là gì?

“Căng da bụng chùng da mắt” được xem là hiện tượng sau khi ăn no có cảm giác buồn ngủ. Một bữa ăn ngon không những giúp bạn chống lại được cơn đói, giúp cơ thể có thêm năng lượng mà chúng có thể khiến bạn có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Theo các nghiên cứu cho thấy, bất kể khi nào dạ dày của bạn căng thì cơn buồn ngủ, thiếu tập trung lại xuất hiện. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.

Căng da bụng chùng da mắt là gì 1
Căng da bụng chùng da mắt là gì?

Tại sao căng da bụng lại chùng da mắt?

“Căng da bụng chùng da mắt là gì?” đã được làm rõ trong đoạn thông tin trên. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Theo các nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến bạn có cảm giác buồn ngủ sau khi ăn bao gồm:

Thành phần trong thức ăn

Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Một số loại thực phẩm có thể khiến bạn mất ngủ, khó ngủ như thức ăn chứa nhiều chất béo, nhiều đường, các chất kích thích,... Bên cạnh đó cũng có các loại thực phẩm có thể giúp cải thiện giấc ngủ, gây buồn ngủ như thực phẩm chứa các chất như:

  • Melatonin: Một số thực phẩm có chứa hormone melatonin như yến mạch, cà chua, chuối, quả óc chó,... nếu tiêu thụ một lượng lớn có thể khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn.
  • Tryptophan: Các loại thực phẩm chứa axit amin tryptophan có thể khiến bạn có cảm giác buồn ngủ như đậu phụ, phô mai, trứng,... Cơ chế này được giải thích là sau khi tryptophan được hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành serotonin, sau đó là melatonin. Melatonin ảnh hưởng đến thời gian đi vào giấc ngủ, vì thế có thể tăng cảm giác buồn ngủ.
  • Rượu bia: Rượu bia có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng đây không phải là một giấc ngủ lành mạnh. Bởi rượu bia ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của dopamine (chất dẫn truyền thần kinh). Thời gian đi vào giấc ngủ của các đối tượng sử dụng bia rượu thường sẽ ngắn hơn và một số người có thể đi vào giấc ngủ sâu khá nhanh. Tuy nhiên, sau khi đã ngủ vài giờ, ảnh hưởng của rượu sẽ xuất hiện ở nửa sau của đêm khiến bạn cảm thấy khó chịu.
  • Carbohydrate: Nếu trong bữa ăn của bạn có chứa nhiều carbohydrate, điều này sẽ khiến đường trong máu tăng cao, sau đó sẽ giảm xuống. Lượng đường bị sụt giảm này có thể sẽ khiến bạn có cảm giác buồn nữa sau khi ăn.
Căng da bụng chùng da mắt là gì 2
Sau khi uống rượu bia, bạn sẽ có cảm thấy buồn ngủ, nhưng đây không phải là giấc ngủ tốt

Buồn ngủ sau bữa ăn trưa

Thông thường, chúng ta sẽ có cảm giác buồn ngủ trong khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ chiều. Vì thế mà cơn buồn ngủ sau bữa ăn trưa thường ít khi bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm do bạn tiêu thụ. Nguyên nhân dẫn đến cơn buồn ngủ xuất hiện sau bữa trưa gồm:

  • Nhịp sinh học: Nhịp sinh học hoạt động như chiếc đồng hồ giúp kiểm soát được thời gian ngủ và thức. Nhịp sinh học tăng lên giúp bạn tỉnh táo nhưng sẽ có xu hướng sụt giảm vào đầu giờ chiều, khiến bạn có cảm giác buồn ngủ. Thời gian tạm lắng của nhịp sinh học thường xuất hiện trong khoảng từ 7 đến 9 giờ sau khi bạn thức dậy. Lúc này, cơn buồn ngủ tiềm ẩn xuất hiện và làm cho bạn có cảm giác buồn ngủ.
  • Xu hướng buồn ngủ: Nguyên nhân là do sự tích tụ của chất hóa học trong não là adenosin. Chất này sẽ đạt đến mức đỉnh điểm trước khi bạn đi ngủ. Vào buổi chiều, nồng độ của chất này sẽ cao hơn so với buổi sáng, vì thế mà sau bữa ăn trưa bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ.

Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng “căng da bụng chùng da mắt” có thể đến từ chu kỳ tiêu hóa, thói quen ngủ và tình trạng sức khỏe.

Chu kỳ tiêu hóa

Chu kỳ tiêu hóa có vai trò quan trọng, cụ thể là chuyển đổi thức ăn thành năng lượng nhằm giúp cơ thể hoạt động, đồng thời thực hiện chức năng sống. Ngoài ra, chu kỳ tiêu hóa còn kích hoạt các phản ứng của cơ thể như:

  • Giải phóng glucagon, hormone Cholecystokinin, amylin tăng cảm giác no, tăng nồng độ đường trong máu.
  • Sản sinh insulin giúp thúc đẩy quá trình tăng melatonin và serotonin phủ sóng não bộ, gây nên cảm giác buồn ngủ.

Thói quen ngủ

Chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ ảnh hưởng lớn đến các phản ứng trong cơ thể sau bữa ăn. Nếu bạn cảm thấy thoải mái và no bụng sau khi ăn, cơ thể bạn sẽ muốn được nghỉ ngơi.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn trước khi đi ngủ có thể làm bạn tăng cân. Bởi khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ không tiêu hóa được thức ăn và đốt cháy lượng calo. Việc này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tốt hơn hết, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn từ 2 đến 3 tiếng trước khi đi ngủ.

Căng da bụng chùng da mắt là gì 3
Nếu bạn cảm thấy thoải mái và no bụng, cơ thể bạn sẽ muốn được nghỉ ngơi và đi ngủ

Điều kiện sức khỏe

Trong vài trường hợp hiếm gặp, cảm giác căng da bụng chùng da mắt hoặc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, kiệt sức cũng có thể là biểu hiện cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. Các bệnh lý thiếu máu, tiểu đường, dị ứng thức ăn, celiac và ngưng thở khi ngủ có thể làm cơn buồn ngủ sau khi ăn của bạn tăng lên mạnh mẽ hơn. Nếu mắc phải tình trạng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra phương pháp khắc phục.

Cách chống lại “căng da bụng chùng da mắt”

Ngoài việc quan tâm đến khái niệm “Căng da bụng chùng da mắt là gì?”, phương pháp chống lại hiện tượng này cũng được nhiều bạn tìm kiếm. Để chống lại hiện tượng căng da bụng chùng da mắt, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là cách để giúp bạn loại bỏ cơn buồn ngủ sau khi ăn no. Hãy ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, chất xơ, đậu đỗ, quả chín, hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt,... Tránh bữa ăn chứa nhiều carbohydrate, điều này có thể giúp bạn tránh nồng độ đường trong máu tăng cao và duy trì mức adenosine ổn định.
  • Không ăn quá nhiều: Trong cùng một lúc, bạn không nên ăn quá nhiều. Điều này sẽ khiến cơ thể cần một lượng lớn năng lượng để có thể tiêu hóa được thức ăn, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn no. Vì thế, thay vì bạn ăn thật no trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn ra. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn cũng góp phần giúp cơ thể có thêm nguồn năng lượng để hoạt động cả ngày.
  • Hạn chế rượu bia: Nước khoáng được cho là loại nước tốt cho sức khỏe, không chỉ giúp giải khát mà còn giúp cơ thể không bị mệt mỏi sau bữa ăn. Ngược lại, các thuốc uống có cồn như bia rượu, trà sẽ làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Ngủ đủ giấc: Nếu như bạn bị thiếu ngủ, cơn buồn ngủ có thể xuất hiện rõ rệt sau khi ăn. Bên cạnh đó, chứng rối loạn giấc ngủ như ngừng thở khi ngủ do bị tắc nghẽn có thể sẽ làm tình trạng buồn ngủ sau khi ăn trở nên nặng hơn.
  • Vận động nhẹ sau khi ăn: Việc đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể tăng quá trình tuần hoàn máu, giúp cơ thể tỉnh táo hơn, đồng thời kích thích hoạt động cơ bắp. Việc tập thể dục không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng mà còn giúp cơ thể tỉnh táo, hạn chế sự mất tập trung, trì trệ, buồn ngủ sau bữa ăn.
Căng da bụng chùng da mắt là gì 4
Việc đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, chống lại cơn buồn ngủ sau ăn

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được căng da bụng chùng da mắt là gì. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, đừng quá lo lắng, vì đây chỉ là phản ứng bình thường trước những thay đổi về sinh hóa và ảnh hưởng của thức ăn. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và nó thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm