Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tóc bạc sớm không chỉ là dấu hiệu của tuổi tác mà còn có thể liên quan đến căng thẳng kéo dài. Sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả mái tóc của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng căng thẳng khiến tóc bạc sớm để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Mái tóc đen óng ả, dày dặn là biểu tượng của tuổi trẻ và sức sống. Tuy nhiên, nhiều người trẻ tuổi phải đối mặt với tình trạng tóc bạc sớm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và ngoại hình. Bên cạnh yếu tố di truyền, căng thẳng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căng thẳng khiến tóc bạc sớm? Và chúng ta có thể làm gì để ngăn ngừa tình trạng này?
Tóc bạc sớm một hiện tượng thường gắn liền với tuổi già nhưng ngày nay lại xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Đây là tình trạng tóc mất đi màu sắc tự nhiên, chuyển sang màu trắng hoặc xám bạc trước tuổi trung niên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tâm lý của người mắc phải.
Tóc bạc là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi cơ thể giảm sản xuất melanin - sắc tố tạo màu cho tóc. Nguyên nhân chính thường là do tuổi tác, di truyền, stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, bệnh lý, thuốc men, hút thuốc và ô nhiễm môi trường. Tuổi bắt đầu bạc tóc khác nhau ở mỗi người, thường bắt đầu từ 35 - 40 tuổi. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể khiến tóc bạc sớm hơn, như stress, chế độ ăn kém, hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Mặc dù yếu tố di truyền thường là nguyên nhân chính dẫn đến bạc tóc ở người trẻ nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính cũng có thể là một tác nhân đáng kể. Mối liên hệ giữa căng thẳng và tóc bạc sớm vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục khám phá. Mặc dù chưa có kết luận về cơ chế chính xác nhưng những bằng chứng hiện tại cho thấy rõ ràng rằng căng thẳng có thể đẩy nhanh quá trình bạc tóc.
Một nghiên cứu năm 2021 trên eLife đã phân tích dữ liệu từ 14 người tham gia và phát hiện rằng những giai đoạn căng thẳng cao có liên quan đến sự gia tăng tóc bạc. Tuy nhiên, khi stress giảm bớt, một số sợi tóc đã có thể phục hồi màu sắc ban đầu, cho thấy mối liên hệ này có thể đảo ngược được ở một mức độ nhất định.
Căng thẳng không chỉ tác động đến tâm lý mà còn gây ra những thay đổi sinh lý sâu sắc, ảnh hưởng đến sức khỏe của mái tóc thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Đầu tiên, stress làm tăng sản xuất các gốc tự do trong cơ thể. Đây là những phân tử không ổn định, có khả năng gây tổn thương tế bào, bao gồm cả tế bào melanocyte.
Một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Nature đã chứng minh rằng stress có thể làm cạn kiệt tế bào gốc melanocyte - những tế bào chịu trách nhiệm sản xuất melanin, sắc tố quyết định màu tóc. Khi melanocyte bị tổn thương, quá trình sản xuất melanin bị gián đoạn, dẫn đến tóc mới mọc ra không còn màu sắc tự nhiên và dần chuyển sang màu trắng hoặc xám bạc.
Stress kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol - hormone căng thẳng. Cortisol có thể tác động đến chu kỳ tăng trưởng tóc, đẩy nhanh quá trình chuyển từ giai đoạn tăng trưởng (anagen) sang giai đoạn thoái triển (catagen) và giai đoạn nghỉ (telogen). Điều này khiến tóc dễ gãy rụng và bạc màu sớm hơn.
Stress cũng gây co thắt mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến da đầu. Nang tóc, nơi tóc được sinh ra và phát triển, cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy để hoạt động hiệu quả. Khi lưu thông máu bị giảm, nang tóc không nhận đủ dinh dưỡng, dẫn đến tóc yếu, dễ gãy rụng và mất màu.
Cuối cùng, stress còn có thể tác động gián tiếp đến sức khỏe tóc thông qua những thay đổi trong lối sống. Khi căng thẳng, nhiều người có xu hướng ngủ không đủ giấc, ăn uống không điều độ, hút thuốc lá hoặc uống rượu bia để giải tỏa cảm xúc. Những thói quen này đều có hại cho sức khỏe tổng thể và ảnh hưởng tiêu cực đến mái tóc, là một nguyên nhân khiến tóc bạc sớm và rụng tóc.
Để ngăn ngừa tóc bạc sớm do căng thẳng, việc áp dụng các biện pháp giảm stress và chăm sóc tóc đúng cách là vô cùng quan trọng.
Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, giàu chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe toàn diện. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giải phóng endorphin - hormone tạo cảm giác hạnh phúc, mà còn tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất cho nang tóc. Đảm bảo ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng mỗi đêm) để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng nên là việc bạn nhất định nên làm. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine vì chúng có thể làm tăng mức độ căng thẳng và gây hại cho sức khỏe tóc.
Bạn nên học cách thư giãn để ứng phó với căng thẳng thông qua các kỹ thuật như thiền định, yoga, hít thở sâu. Những phương pháp này giúp bạn kiểm soát cảm xúc, giảm lo âu và tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Nếu cảm thấy quá tải với stress, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý bạn nhé!
Người bị bạc tóc sớm nên hạn chế sử dụng hóa chất mạnh, nhiệt độ cao khi tạo kiểu tóc vì chúng có thể làm tổn thương tóc và da đầu, khiến tóc dễ gãy rụng và bạc màu. Massage da đầu thường xuyên bằng các động tác nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho nang tóc và kích thích tóc mọc khỏe mạnh cũng giúp kiểm soát tốc độ bạc tóc.
Bằng cách kết hợp những biện pháp trên đây, bạn có thể giảm thiểu tác động của căng thẳng lên mái tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm và duy trì vẻ đẹp tự nhiên của mái tóc. Hãy nhớ rằng, một mái tóc khỏe đẹp không chỉ là biểu hiện của ngoại hình mà còn phản ánh sức khỏe tổng thể của bạn.
Mái tóc được coi là "tấm gương" phản chiếu tình trạng sức khỏe của mỗi người. Một mái tóc đen, dày, bóng khỏe cho thấy một cơ thể khỏe mạnh. Quản lý căng thẳng hiệu quả là chìa khóa để duy trì mái tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa tóc bạc sớm. Bên cạnh việc giảm căng thẳng, bạn cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc tóc đúng cách để có mái tóc đẹp và chắc khỏe. Chúc bạn sớm khắc phục được tình trạng căng thẳng khiến tóc bạc sớm để nâng cao chất lượng cuộc sống nhé!
Xem thêm: Co giật do căng thẳng: Nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.