Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vì sao tóc bạc sớm. Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa.

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Về mặt y khoa, “tóc bạc” chỉ đơn giản là sự vắng mặt của sắc tố (melanin) tạo ra màu sắc cho tóc và da. Tóc bạc thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ chung nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt khi tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi. Cho đến ngày nay, căn nguyên chính xác của quá trình tóc bạc màu vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một số nguyên nhân đã được biết gây ra tóc bạc sớm và có thể hoàn toàn điều trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị theo nguyên nhân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tóc bạc là gì? 

Tóc bạc là một hiện tượng phổ biến khi con người ngày càng già đi. Về mặt y khoa, “tóc bạc” chỉ đơn giản là sự vắng mặt của sắc tố (melanin) tạo ra màu sắc cho tóc và da. Tuy nhiên, những lý giải về việc khi nào và tại sao tóc chuyển sang màu bạc thì tương đối phức tạp. 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tóc bạc

Tóc mọc ra từ các nang tóc, nơi chứa các tế bào - được gọi là “tế bào hắc tố” (melanocyte). Đây là các tế bào chứa đầy một loại sắc tố gọi là melanin giúp duy trì màu sắc tự nhiên của tóc. Theo thời gian, khi các nang tóc sản xuất ít melanin hơn, tóc mới mọc ra có màu nhạt hơn. Điều này không có gì lạ khi bạn lớn tuổi.

Độ tuổi xuất hiện tóc bạc tự nhiên trung bình ở người da trắng, da vàng, da đen tương ứng là 35, 40 và 45 tuổi và khoảng 6-23% người 50 tuổi có 50% số lượng tóc là bạc. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra sớm hơn ví dụ như ở độ tuổi 20 hoặc 30 tuổi thì tình trạng này gọi là tóc bạc sớm (cannities/premature graying of hair). Tóc bạc sớm được định nghĩa là tình trạng tóc bạc trước tuổi 20 ở người da trắng, trước 25 ở người da vàng và trước 30 tuổi ở người da đen.

Tóc bạc thường bắt đầu ở vùng thái dương, vùng đỉnh rồi đến những vùng còn lại, tiến triển từ từ, râu và lông cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng thường muộn hơn.

Tác động của tóc bạc đối với sức khỏe

Tóc bạc thường không ảnh hưởng đến sức khoẻ chung nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt khi tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tóc bạc

Cho đến ngày nay, căn nguyên chính xác của quá trình tóc bạc màu vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Lão hóa là nguyên nhân chính khiến tóc bạc đi, nhưng tình trạng sức khỏe, các bệnh lý tự miễn và di truyền cũng có thể là những yếu tố góp phần thúc đẩy tình trạng này.

Bạch biến (vitiligo) là một tình trạng tự miễn dịch trong đó có sự mất sắc tố da do các tế bào hắc tố chết đi. Trong một số trường hợp, điều này cũng có thể làm cho tóc của da đầu, lông mày, lông mi và một số vùng da cơ thể bị mất sắc tố. 

Lưu ý không nên nhầm lẫn giữa tình trạng bạch biến (vitiligo) và bệnh bạch tạng (albinism). Bệnh bạch tạng là bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp do không có enzym sản xuất melanin. Điều này dẫn đến da, tóc và mắt thiếu hụt hoàn toàn sắc tố. Người bị bệnh bạch tạng có sự bất thường về gen làm hạn chế sự sản xuất sắc tố melanin của cơ thể. 

Một số nguyên nhân khác liên quan đến sức khoẻ cũng có thể gây ra tóc bạc như: Tình trạng stress (mất ngủ, lo âu, ăn không ngon...), rối loạn hormone tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp), thiếu vitamin B12, hút thuốc lá...

Nguy cơ

Nguy cơ dẫn đến tóc bạc

Không tìm thấy nguy cơ rõ rệt vì hiện chưa rõ về cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ liên quan đã có bao gồm sơ lược trong phần nguyên nhân.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp điều trị tóc bạc hiệu quả

Khả năng đảo ngược hoặc ngăn ngừa tóc bạc phụ thuộc vào nguyên nhân. Tóc bạc do sự thiếu hụt vitamin B12 và suy giáp sẽ được hồi phục tương ứng với sự bổ sung vitamin và hormone.

Nếu nguyên nhân là do di truyền, bạn không thể làm gì để ngăn chặn hoặc đảo ngược vĩnh viễn sự thay đổi màu sắc này. 

Nhổ tóc bạc là một lựa chọn dễ dàng cho những người có <10% da đầu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hầu hết các cá nhân phải dựa vào thuốc nhuộm tóc để phục hồi màu tóc.

Bổ sung dinh dưỡng: Vitamin, muối khoáng, các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, selenium, các chất chống oxy hoá có thể làm chậm quá trình bạc tóc.

Đối với tình trạng tóc bạc sớm, các loại vitamin và khoáng chất khác nhau như biotin, canxi pantothenate, kẽm, đồng và selen đều đã được sử dụng nhưng kết quả vẫn chưa có nhiều hứa hẹn.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tóc bạc

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Phương pháp phòng ngừa tóc bạc hiệu quả

Để phòng ngừa tóc bạc hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh các yếu tố nguy cơ có thể gây bạc tóc như tình trạng stress, hút thuốc lá... 

  • Nên ăn uống hoặc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và khám sức khỏe để nhận được điều trị phù hợp đặc biệt là với tình trạng tóc bạc sớm trong một số trường hợp do thiếu vitamin B12 hoặc bệnh lý tuyến giáp thì có thể được điều trị khỏi.

Nguồn tham khảo
  1. https://dalieu.vn/toc-bac-som-premature-graying-of-hair-cannities/
  2. https://www.healthline.com/health/white-hair#prevention
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6290285/
  4. https://dermatology.ca/public-patients/hair/grey-hair/
  5. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hyperpigmentation-hypopigmentation

Các bệnh liên quan

  1. Da bọng nước tự miễn Pemphigus

  2. Lupus ban đỏ

  3. Viêm da do tiếp xúc

  4. Viêm mô tế bào

  5. Dày sừng nang lông

  6. U mềm lây

  7. Tiểu đường bị ngứa da

  8. Lupus ban đỏ hệ thống

  9. Viêm da do ánh nắng

  10. Mụn lưng