Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Trang
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người cho rằng tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau.
Canxi không chỉ cần cho sức khỏe xương khớp mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng đối với các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, không ít người bệnh gặp phải tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp nhanh chóng, gây ra nhiều khó khăn trong vận động. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Làm sao để sơ cứu kịp thời khi ngón tay bị co quắp do thiếu canxi? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Canxi là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng phát triển của xương, răng và cơ bắp. 99% canxi bên trong cơ thể tập trung chủ yếu ở các khớp và xương, phần còn lại nằm trong máu của con người.
Mặc dù lượng canxi của máu chỉ bằng 1/10.000 hàm lượng canxi có trong xương, nhưng nó lại có nhiệm vụ quan trọng giúp dẫn truyền tín hiệu thần kinh về não bộ, tham gia trực tiếp vào việc cân bằng các thành phần bên trong máu huyết. Nếu lượng canxi trong máu quá thấp, nó sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi máu.
Theo đó, thiếu canxi chân tay bị co quắp là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh hạ canxi máu mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có lượng canxi trong máu thấp ở mức bất thường. Lúc này, hàm lượng canxi không đủ để đáp ứng nhu cầu vận hành của các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến việc canxi không được truyền dẫn đến các nhóm cơ, làm cho chức năng co cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hạ canxi máu nếu không được xử lý và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh như: Bệnh loãng xương, xương giòn, dễ gãy, rụng răng sớm, tê bì chân tay,...
Để nhận biết sớm khi nào người bệnh bị hạ canxi máu, bạn có thể căn cứ vào các triệu chứng điển hình sau:
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người già, người trung niên từ 51 tuổi trở lên là nhóm đối tượng dễ bị thiếu canxi chân tay co quắp nhất. Ngoài ra, nếu nằm trong số các trường hợp sau, bạn cũng nên chú ý bổ sung nhiều canxi để tránh ngón tay bị co quắp:
Trẻ em, người già hoặc người mới ốm dậy, có sức khỏe yếu thường kém hấp thu canxi. Hơn nữa, đây cũng là đối tượng thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh. Trong khi đó, không thể tránh được những loại thuốc có khả năng làm giảm chuyển hóa canxi.
Phụ nữ khi mang thai, cho con bú hoặc bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thường có nhu cầu bổ sung canxi nhiều hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do sữa mẹ tiết ra có chứa một lượng lớn canxi. Mẹ cũng cần bổ sung nhiều canxi để nuôi dưỡng bào thai.
Trong khi đó, việc suy giảm hormone estrogen trong thời kỳ mãn kinh khiến mật độ xương của phụ nữ giảm đi nhanh chóng.
Suy tuyến cận giáp là kết quả của việc thiếu hormone tuyến cận giáp. Căn bệnh này bắt nguồn từ việc người bệnh bị rối loạn chức năng tự miễn dịch hoặc bị tổn thương một số tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật cắt tuyến giáp. Nếu không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp để kiểm soát lượng canxi trong máu, cơ thể người bệnh sẽ thiếu hụt canxi nghiêm trọng.
Suy dinh dưỡng đồng nghĩa với việc cơ thể không nhận đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, người duy trì chế độ ăn chay trường, ăn kiêng giảm cân hoặc có chế độ ăn sơ sài, ít chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi cũng rất dễ bị hạ canxi máu đột ngột.
Một số nguyên nhân phổ biến khác có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi chân tay co quắp là:
Khi người thân, bạn bè hoặc những người xung quanh bị hạ canxi máu dẫn đến ngón tay bị co quắp, bạn cần giữ bình tĩnh. Sau đó, thực hiện ngay phương pháp cấp cứu cho bệnh nhân hạ canxi máu sau:
Để phòng chống cơ thể bị thiếu hụt canxi khiến chân tay co quắp, cách tốt nhất là bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Cụ thể:
Thiếu canxi chân tay co quắp thực sự không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu bạn phát hiện kịp thời và có các biện pháp phòng chống. Hãy chia sẻ ngay thông tin bổ ích này đến với mọi người để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.