Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cây cà độc dược có độc không?

Ngày 09/10/2023
Kích thước chữ

Cà độc dược là loại cây mọc hoang dã, khá phổ biến ở nước ta. Vậy cây cà độc dược có độc không, có thể sử dụng để ăn hoặc làm thuốc hay không. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này.

Cây cà độc dược có độc không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, bởi ngay từ tên gọi đã khiến chúng ta khá e dè về việc có thể chứa thành phần hoạt chất gây độc. Vậy khoa học luận giải về vấn đề này như thế nào? Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Cà độc dược là cây gì?

Cà độc dược là tên gọi của một loại cây cỏ nhỏ, mọc tự nhiên quanh năm, có chiều cao từ 1 - 2m. Thân cây cà độc dược tương đối nhẵn, hai màu chủ yếu là xanh hoặc tím. Trên thân cây có nhiều cành non và lông tơ ngắn, lá cây có hình trứng với phần đầu nhọn. Lông trên lá chỉ xuất hiện khi lá non, còn khi lớn dần thì lông cũng rụng theo. Cà độc dược có hoa mọc xen kẽ ở lá. Còn quả thì có hình cầu, kích thước khoảng 3 cm. Khi còn non, quả sẽ có màu xanh, khi chín thì chuyển dần sang màu nâu, phần vỏ nứt ngang và dọc chia làm 4 phần, nhiều hạt.

Ở nước ta, cà độc dược có 3 loại chính là: Cây có hoa trắng, thân và cành có màu xanh, cây có hoa đốm tím, thân và cành có màu xanh và loại lai giữa 2 giống cây trên. Thành phần hóa học của cây cà độc dược bao gồm khá nhiều hoạt chất như: Alcaloid, norhyoscyamin, vitamin C, atropin, scopolamine, hyoscyamine,…

cay-ca-doc-duoc-co-doc-khong-1.jpg
Cà độc dược là loại cây mọc khá phổ biến ở nước ta

Theo nhiều nghiên cứu, nếu sử dụng cà độc dược một cách hợp lý, đúng liều lượng, nó sẽ mang đến một số công dụng nhất định trong việc hỗ trợ điều trị đau xương khớp, hay đau thần kinh tọa, chữa các loại mụn nhọt gây ra sưng đau trên da, chứng nôn mửa hoặc có thể sử dụng cây cà độc dược chữa viêm xoang. Một số bài thuốc chữa bệnh được dân gian lưu truyền lại cũng chứa thành phần này.

Cây cà độc dược có độc không?

Vậy cà độc dược có độc không? Theo nhiều nghiên cứu, cà độc dược là loại dược liệu cần cực kỳ thận trọng trong việc sử dụng. Cà độc dược có thể mang lại tác dụng chữa bệnh khi dùng đúng cách, ngược lại nếu dùng một cách tùy tiện, đây có thể là độc dược như chính tên gọi của nó. Thực tế, không ít người đã gặp tình trạng ngộ độc do cà độc dược.

Nguyên nhân là bởi trong loài cây này chứa thành phần chứa atropin và hyoxin, cả hai chất này được liệt vào nhóm độc bảng A. Hai thành phần chính của cà độc dược ở liều độc có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Liều độc atropin tác động lên não làm tăng hô hấp, sốt, ức chế thần kinh trung ương và tê liệt.
  • Hyoxin ở liều độc ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích nên thường dùng ở khoa thần kinh để chữa co giật do Parkinson, phối hợp với atropin để chống say phi cơ, tàu thuỷ hoặc thuốc làm dịu thần kinh.

Người bệnh khi bị ngộ độc bởi các thành phần này có thể gặp các triệu chứng như: Khô miệng, giảm tiết mồ hôi, nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, mắt mờ, da khô nóng đỏ, ảo giác, mê sảng hoặc thậm chí là hôn mê.

Do đó, với băn khoăn “cây cà độc dược có độc không” thì câu trả lời là có độc nếu sử dụng tùy tiện, không đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ bạn nhé! Bạn cần đặc biệt lưu ý không tự ý dùng bất kỳ bộ phận nào trên cây để giã đắp, đốt hít hoặc sắc uống. Mọi quy trình sử dụng cần phải có sự chỉ định, theo dõi sát sao của bác sĩ hoặc lương y có kinh nghiệm.

cay-ca-doc-duoc-co-doc-khong-2.jpg
Cà độc dược có độc không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Ngoài ra, một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng cà độc dược như sau:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Bệnh nhân suy tim hoặc có thể lực yếu.
  • Người bị táo bón, loét dạ dày, viêm đại tràng kết hoặc trào ngược dạ dày- thực quản.
  • Người mắc hội chứng Down.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiêu hoá.
  • Người đang sốt, huyết áp cao hoặc đang rối loạn tâm thần.
  • Người hay bị bí tiểu, viêm đại tràng kết, hoặc tăng nhãn áp góc đóng.

Sử dụng cà độc dược như thế nào?

Mặc dù cà độc dược là một loại thảo dược có thể điều trị một số bệnh lý, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng và không phải bộ phận nào trên cây cũng có thể dùng mà thường chỉ lấy lá và hoa với lượng rất ít. 

Ngoài ra, quá trình thu hái dược liệu cũng tùy vào từng thời điểm trong năm. Thông thường, lá cây sẽ hái vào lúc cây sắp hoặc đang trong quá trình ra hoa, còn hoa sẽ được thu hoạch vào mùa thu. Sau đó, người ta sẽ đem phơi hoặc sấy nhẹ, bảo quản ở nơi khô thoáng rồi dùng với trọng lượng phù hợp từng bài thuốc.

Vốn là một loại thuốc Đông y nên cà độc dược thường được dùng dưới dạng sắc. Liều lượng dùng thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi cùng nhiều vấn đề khác như cơ địa, thể lực, tiền sử bệnh. Tuy nhiên, nhìn chung lượng dùng cho phép tương đối ít.

cay-ca-doc-duoc-co-doc-khong-3.jpg
Việc dùng cà độc dược cần phải hết sức thận trọng

Ví dụ như nếu dùng bột lá hay bột hoa phơi khô, thái nhỏ để hút như thuốc lá thì ngày chỉ nên dùng 1 - 1,5g. Còn nếu dùng dưới hình thức rượu thuốc thì mỗi ngày chỉ dùng 0,5 - 3g rượu với người lớn, 0,1g với trẻ nhỏ. Trong việc điều trị rắn cắn, có thể dùng quả tươi giã nát đắp vào vết thương với liều dùng 0,3 - 0,4g/ngày. Trong quá trình dùng nếu thấy có triệu chứng ngộ độc thì phải dừng ngay.

Mặt khác, bài thuốc có thành phần cà độc dược không áp dụng đại trà cho tất cả những người có mặt bệnh tương tự. Tùy thuộc vào từng cơ địa, sức khỏe từng người mà có sự điều chỉnh lượng dùng riêng. Do đó, bạn cần tuân thủ việc tham vấn và theo dõi của bác sĩ cả trước, trong và sau khi sử dụng, tránh gặp phải những phản ứng nghiêm trọng của cơ thể.

Xử lý ngộ độc cà độc dược như thế nào?

Nếu dùng quá liều hoặc cơ thể có phản ứng với bất kỳ thành phần hoạt chất nào có trong cà độc dược, bạn có thể đã gặp phải tình trạng ngộ độc. Việc xử lý cần được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh gây ra những ảnh hưởng xấu lan ra nhiều bộ phận trên cơ thể.

Trường hợp ngộ độc cà độc dược nhẹ, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của dân gian như sau: Dùng 10g cam thảo, 2 thìa đường sau đó đun lên cùng 200ml nước nóng. Sau khi đun, bạn chờ nguội bớt rồi uống lúc còn ấm để giải độc. Theo Đông y, nước cam thảo có tính mát, giúp giải nhiệt, giải độc hiệu quả. Nếu sau khi uống, cơ thể vẫn khó chịu, triệu chứng ngộ độc không thuyên giảm, bạn cần đến bệnh viện ngay để được chữa trị kịp thời.

cay-ca-doc-duoc-co-doc-khong-4.jpg
Khi bị ngộ độc cà độc dược, bạn cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt

Như vậy, với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có lời giải đáp cho băn khoăn “cây cà độc dược có độc không”, hiểu rõ hơn về thành phần, tác dụng và lưu ý thận trọng khi sử dụng. Đây là loại thực vật xuất hiện khá phổ biến ở nước ta, do đó, khi bắt gặp bạn không nên tự ý hái lá, hoa, quả để dùng nếu không được bác sĩ hướng dẫn thực hiện nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin