Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cà độc dược là một loại dược liệu, được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Nhưng chính tên gọi của dược liệu này cũng cho thấy nó chứa thành phần độc tố. Nếu sử dụng không đúng cách, người dùng rất dễ bị ngộ độc cà độc dược.
Trong Y học cổ truyền, cà độc dược còn được gọi là dương kim hoa và là một trong 50 vị thuốc cơ bản. Cà độc dược là thành phần của nhiều bài thuốc chữa bệnh từ đau nhức xương khớp, hen suyễn, viêm xoang, sâu răng,… Tuy nhiên, cà độc dược có chứa thành phần nằm trong nhóm chất độc bảng A. Dùng cà độc dược tùy tiện, coi chừng ngộ độc cà độc dược!
Cây cà độc dược được phân bố tự nhiên tại nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, cà độc dược có rất nhiều tên gọi khác nhau. Người Mông gọi là sùa tùa, người Dao gọi là hìa kía piếu. Người Tày gọi là cây cà lục lược. Tên khoa học chung được dùng trên toàn thế giới của cà độc dược là Datura metel L.
Cà độc dược là cây thuộc họ cà, thuộc loài thân thảo, cây trưởng thành có thể cao đến 2m. Thân cây phần ngọn và cành non có lông, phần thân dưới nhẵn, màu xanh hoặc tím tùy loài. Lá cây có bản, hình trứng, nhọn ở đầu có thể có viền nhẹ hình răng cưa. Hoa cà độc dược khá lớn, cuống dài, có thể là hoa cánh đơn, hoa cánh kép, màu trắng, màu tím hoặc lai giữa trắng và tím. Quả cả độc hình cầu, có gai, trong nhiều hạt dẹt.
Cây cà độc là một trong 50 vị thuốc cơ bản của Y học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ở nước ta, vùng phân bố tự nhiên của cây là các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An. Cây cũng được trồng nhiều ở các vùng dược liệu tập trung.
Cà độc dược được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp, viêm xoang, hen suyễn, đau thần kinh tọa, mụn nhọt, sâu răng,… Tuy nhiên, thành phần hóa học của cây cà độc được lại chứa độc tính, thậm chí có cả chất độc bảng A. Nguy cơ ngộ độc cà độc dược khó tránh khỏi nếu không dùng đúng cách.
Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học của cây cà độc dược chủ yếu là alkaloid. Alkaloid là nhóm các hợp chất có chứa nitơ (nhiều nhất), carbon, hydro,… được tổng hợp bởi nhiều vi khuẩn, nấm,… Thực vật tổng hợp chất này để tự bảo vệ chúng khỏi nấm ký sinh, côn trùng, động vật. Một số alkaloid được ứng dụng trong y học như chất gây tê, giảm đau. Nhưng chúng cũng gây ngộ độc khi dùng không đúng liều lượng. Ngoài ra, cây cà độc dược còn có chứa hyoscyamine, atropine, scopolamine, đều là những thành phần độc tố.
Cây cà độc dược được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng nấm, thuốc diệt mối, diệt rệp, diệt nhện,… Điều đó đã đủ để chúng ta nhận thấy độc tính có trong loài thực vật này.
Như vậy, ngộ độc cà độc dược là một biểu hiện của tác động dược lý và hóa học của các chất độc nói trên. Triệu chứng khi ngộ độc cây cà độc dược còn phụ thuộc vào liều lượng sử dụng ít hay nhiều và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Người hít khói từ cây cà độc dược sẽ có triệu chứng ngộ độc sớm nhưng tác dụng sẽ ngắn. Người ăn phải hoa, lá, quả cà độc dược sẽ biểu hiện triệu chứng chậm nhưng kéo dài hơn và thường nặng hơn.
Những triệu chứng điển hình nhất ở người bị ngộ độc dược liệu này gồm:
Trên thực tế, ngộ độc cà độc dược rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ngộ độc rượu, ngộ độc các loại thuốc kích thích giao cảm, ngộ độc thuốc chống trầm cảm hay bị nhầm với các bệnh lý về thần kinh. Để có thể chẩn đoán ngộ độc do cà độc dược, các bác sĩ sẽ cần thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh để tìm ra dấu hiệu của bệnh. Sau đó các xét nghiệm sẽ được tiến hành để đưa ra kết luận chính xác.
Như trên đã nói, ngộ độc cà độc dược rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác. Chính điều này khiến việc phát hiện và chữa trị chậm trễ hơn nên khó khăn hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng cao hơn.
Khi nhận thấy những dấu hiệu ngộ độc, người bệnh nên đến hoặc cần được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất có thể. Việc điều trị ngộ độc sẽ được lưu ý đến biện pháp điều trị hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh,… Các biện pháp hạn chế hấp thụ độc tố, tăng thải trừ độc tố, gây nôn, rửa dạ dày, tăng cường bài niệu,… cũng sẽ được chỉ định. Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng co giật, kích thích do tác dụng kháng cholinergic sẽ được bác sĩ truyền hoặc tiêm tĩnh mạch Benzodiazepine.
Việc tự ý dùng cà độc dược để chữa bệnh không được khuyến cáo. Và khi phát hiện dấu hiệu ngộ độc, tốt nhất người bệnh cũng không nên tự xử lý tại nhà. Nếu không có chuyên môn, người bệnh sẽ không biết cách xử lý ngộ độc khoa học, dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Không thể phủ nhận, cà độc dược là một dược liệu tốt, được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để phòng ngừa ngộ độc cà độc dược, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta cũng cần lưu ý để không sử dụng nhầm cây cà độc dược và vô tình bị ngộ độc.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.