Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra. Khi chẳng may trẻ bị viêm tai giữa, việc kết hợp giữa điều trị và chế độ chăm sóc đúng cách sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng hồi phục.
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa của trẻ. Có nhiều loại viêm tai giữa như: Viêm tai giữa cấp, bán cấp và viêm tai giữa mãn tính. Bệnh nếu để lâu dài và không có chế độ chăm sóc, điều trị đúng cách, trẻ có thể xảy ra biến chứng như giảm thính lực. Đối với những trẻ chưa phát triển lời nói, có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói không rõ âm và từ,… làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp sau này của trẻ.
Không những thế, viêm tai giữa ở trẻ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng khó lường và khó khắc phục như biến chứng viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7 và thủng màng nhĩ và viêm tai xương chũm,...
Bên cạnh việc thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ điều trị tại bệnh viện, phụ huynh cũng chăm sóc đúng cách khi trẻ bị viêm tai giữa nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp trẻ giảm thiểu những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như đau tai, đau đầu, nôn ói,...
Trẻ em có hệ miễn dịch đang dần hoàn thiện do đó rất dễ bị những tác nhân gây bệnh tấn công, trong đó bệnh viêm tai giữa được xem là bệnh lý rất phổ biến.
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa của trẻ
Do rối loạn chức năng vòi nhĩ.
Do nhiễm trùng đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm VA, viêm amidan và viêm xoang,…
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa
Ngoài đau tai và ù tai là biểu hiện đặc trưng của viêm tai giữa ở trẻ, những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với những lý thông thường ở trẻ em như sau:
Về tai:
Về mũi:
Nên rửa mũi cho trẻ 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Nếu thời tiết lạnh cần ngâm ấm nước muối sinh lý trước khi nhỏ mũi, nhằm hạn chế bị cảm lạnh.
Về họng:
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách - bạn đã biết chưa?
Khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, phụ huynh cần chú ý áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị bệnh có thể khó chịu, quấy khóc vì cơ thể mệt mỏi.
Ngoài việc sử dụng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ tai theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, bạn đọc cũng cần lưu ý chăm sóc và theo dõi khi trẻ vẫn chưa hạ sốt. Tuyệt đối không được để trẻ sốt cao quá lâu vì có nguy cơ xảy ra co giật, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Khi trẻ bị sốt nhẹ, phụ huynh nên chườm ấm giúp trẻ hạ nhiệt bằng, mặc quần áo mỏng, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5oC, liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Ngoài ra, phụ huynh không nên tự ý sử dụng những loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ vì có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Không những thế, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có những dấu hiệu như: Các cơn đau tai không thuyên giảm, trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều hơn, trẻ nôn nhiều lần trong ngày và sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt,…
Bệnh viêm tai giữa xảy ra rất phổ biến ở trẻ em. Điều này cũng khiến không ít ông bố, bà mẹ chủ quan. Tuy nhiên, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và được điều trị tích cực cũng như có chế độ chăm sóc đúng cách.
Xem thêm: Vì sao bệnh viêm tai giữa hay tái phát? Cách ngăn ngừa căn bệnh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.