Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm cận lâm sàng cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe và các vấn đề có thể xảy ra. Kết quả xét nghiệm không bình thường sẽ cung cấp cho bác sĩ manh mối về loại vấn đề sức khỏe có thể gặp phải. Từ đó bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe hoặc bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh và đưa ra lời khuyên cho người bệnh.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xét nghiệm cận lâm sàng, phân loại, mục đích của xét nghiệm này. Đồng thời giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cách thức nhận định kết quả xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán cuối cùng của chuyên gia y tế.
Xét nghiệm cận lâm sàng là quá trình kiểm tra và đánh giá các chỉ số và thông số sinh hóa của cơ thể để đưa ra những thông tin quan trọng về sức khỏe và chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm này thường được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện và bao gồm các phép đo và phân tích mẫu máu, nước tiểu, chất nhầy và các dịch cơ thể khác. Xét nghiệm cận lâm sàng được xem là phương pháp hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán, đặc biệt là trong các trường hợp có triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể không rõ ràng hoặc không đặc hiệu. Bên cạnh đó, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, bao gồm:
Để có được cái nhìn đầy đủ, chính xác về tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm của người bệnh cùng với thông tin từ khám lâm sàng, tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh, tiền sử sức khỏe gia đình. Trong hầu hết các trường hợp, việc kết hợp thông tin đó sẽ dẫn đến chẩn đoán chính xác hơn kết quả từ bất kỳ xét nghiệm nào trong phòng thí nghiệm.
Có nhiều xét nghiệm khác nhau với độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau để phát hiện và đo lường hầu hết mọi loại thành phần hóa học trong máu hoặc nước tiểu. Các thành phần có thể bao gồm đường huyết, chất điện giải, enzyme, hormone, lipid (chất béo), các chất chuyển hóa khác và protein.
Xét nghiệm cận lâm sàng là một phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý. Dưới đây là một số phân loại chính của các xét nghiệm cận lâm sàng:
Ngoài ra, còn có xét nghiệm đàm, phân, hay các chất tiết khác trong cơ thể như dịch dạ dày, dịch màng phổi. Đây chỉ là một số ví dụ về các loại xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến. Tuy nhiên, loại xét nghiệm cụ thể sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng người.
Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện theo nhiều cách khác nhau để giúp chẩn đoán, sàng lọc hoặc theo dõi bệnh.
Chẩn đoán hoặc loại trừ một bệnh hoặc tình trạng cụ thể. Các xét nghiệm để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe được thực hiện khi bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của một bệnh hoặc tình trạng nào đó. Đôi khi cần thực hiện nhiều hơn một xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.
Xét nghiệm sàng lọc kiểm tra các vấn đề sức khỏe khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Chúng giúp phát hiện sớm các vấn đề, khi đó chúng có thể dễ dàng điều trị hơn. Các xét nghiệm sàng lọc thường là một phần của việc kiểm tra định kỳ. Các loại xét nghiệm sàng lọc khác nhau có công dụng khác nhau, có thể:
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh, bạn có thể cần xét nghiệm để xem tình trạng của bạn đang trở nên tốt hơn, tệ hơn hay vẫn giữ nguyên. Các xét nghiệm cũng có thể cho thấy liệu việc điều trị của bạn có hiệu quả hay không.
Xét nghiệm đường huyết là một ví dụ, được sử dụng để theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường.
Một số xét nghiệm nhất định có thể giúp chỉ ra phương pháp điều trị nào có thể hiệu quả nhất đối với một căn bệnh cụ thể.
Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là một ví dụ về xét nghiệm để tìm ra phương pháp điều trị nào có tác dụng điều trị một số loại ung thư.
Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể hiển thị kết quả dưới nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Đối với xét nghiệm định tính, nếu xét nghiệm phát hiện yếu tố được chỉ định, kết quả được gọi là dương tính. Ngược lại, nếu xét nghiệm không phát hiện yếu tố được chỉ định, kết quả được gọi là âm tính.
Đối với các xét nghiệm đo lường nồng độ các chất, ví dụ như xét nghiệm sinh hóa máu hoặc nước tiểu, kết quả sẽ là các giá trị được đo bằng đơn vị và thang đo theo tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm. Đồng thời cũng có sự trình bày của khoảng giá trị bình thường để nhận định kết quả là cao, thấp hay bình thường.
Đối với xét nghiệm cận lâm sàng như chẩn đoán hình ảnh, cấu trúc, chức năng của các cơ quan, việc ghi nhận kết quả có thể phụ thuộc vào sự chủ quan của bác sĩ hay kỹ thuật viên hình ảnh cũng như thiết bị, công cụ, máy móc và các thông số kỹ thuật khác.
Như vậy, xét nghiệm cận lâm sàng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của người bệnh nhưng chúng không cung cấp một cái nhìn hoàn chỉnh về sức khỏe. Mặc dù người bệnh có thể nhận được kết quả xét nghiệm trong hồ sơ sức khỏe nhưng điều quan trọng là họ phải trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu kết quả thực sự có ý nghĩa gì. Bác sĩ sẽ phân tích các kết quả xét nghiệm để xem liệu kết quả của người bệnh có bất thường hay không.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.