Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chảy máu tai có nguy hiểm không và nếu chẳng may tình huống xảy ra, bạn cần xử trí như thế nào để hạn chế tối đa những rủi ro? Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay sau đây.
Chảy máu tai là hiện tượng xuất huyết thành dòng, chảy ra từ khu vực ống tai hoặc vành tai. Nguyên nhân có thể do tổn thương tại chỗ hoặc bệnh lý phát sinh ở vùng lân cận, điển hình là não bộ. Vậy chảy máu tai có nguy hiểm không hay hoàn toàn vô hại?
Chảy máu tai có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Nếu vùng ống tai bị tổn thương do dị vật (tăm bông, dụng cụ lấy ráy tai) thì hiện tượng chảy máu sẽ rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, thủng màng nhĩ do va chạm hoặc áp lực lớn cũng có thể gây ra tình trạng trên. Ngoài ra, nếu chấn thương sọ não dẫn đến tụ huyết, vỡ xương đá,... thì chảy máu tai cũng là điều khó tránh khỏi.
Nếu người bệnh bị viêm tai giữa đi kèm thủng màng nhĩ thì dịch lẫn máu có thể chảy ra ngoài qua đường ống tai. Thêm nữa, các tổn thương do vi khuẩn xuất hiện ở khu vực biểu bì gây mẩn đỏ, hình thành bọng nước thì khi bị cọ xát hay nứt vỡ, hiện tượng chảy máu sẽ là hệ quả tất yếu.
Khi bị viêm mãn tính thì trên bề mặt tai có thể xuất hiện các polyp. Tổ chức này tương đối mẫn cảm trước các tác động từ bên ngoài. Vậy nên chúng rất dễ bị xuất huyết và kéo theo tình trạng chảy máu.
Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng không thể loại trừ hoàn toàn. Ung thư da ở tai ngoài hoặc ống tai sẽ hình thành những vết loét khó lành, dễ gây chảy máu. Ban đầu, chúng biểu hiện ra bên ngoài bằng những vết sưng cộm màu trắng hoặc hình thành mảng vảy lớn trước khi viêm tấy và có hiện tượng xung huyết.
Chảy máu tai có nguy hiểm không là tùy vào nguyên nhân làm phát sinh tình trạng này. Cụ thể như sau:
Như vậy có thể thấy, ngoài trường hợp do va chạm gây chảy máu ở ống tai, vành tai thì các trường hợp chảy máu tai khác đều tiềm ẩn những rủi ro rình rập. Do đó chúng ta không nên chủ quan, xem thường mà cần đánh giá tốt tình huống để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Chảy máu tai không phải là trường hợp hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Điều quan trọng là bạn cần nắm các bước sơ cứu và nhận diện một cách cơ bản mức độ nguy hiểm của từng trường hợp, từ đó chủ động thăm khám nếu thực sự cần thiết.
Khi bị chảy máu do vết thương hở, nếu ở phạm vi nhỏ hẹp, bạn hãy làm sạch bằng nước muối sinh lý hoặc povidine 10%, sau đó thấm khô bề mặt và để vết thương phục hồi một cách tự nhiên. Việc phủ gạc, bông có thể khiến vết thương bị đổ mồ hôi, bí bách, dễ sinh bội nhiễm. Trong trường hợp vết thương có kích thước lớn thì cần ghé qua các cơ sở y tế để khâu lại và chăm sóc phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu chảy máu tai do dị vật bị mắc kẹt thì bạn cũng cần đến các cơ sở chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để bác sĩ lấy dị vật ra khỏi khu vực này. Chú ý không tự ý lấy dị vật vì nếu thiếu chuyên môn và kinh nghiệm, bạn sẽ đẩy dị vật vào sâu hơn, khiến vết thương trên da ống tai trở nên trầm trọng hơn và có thể gây thủng màng nhĩ.
Tất cả các trường hợp chảy máu tai nhưng không liên quan đến vết thương hở tại chỗ hoặc dị vật thì đều tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vậy, việc thăm khám, chẩn đoán chuyên sâu là thực sự cần thiết, nhất là khi chúng xuất hiện ngay sau va đập mạnh đi kèm hiện tượng co giật, nôn ói, mất ý thức, hôn mê.
Hiện nay, việc điều trị chảy máu tai thường diễn ra theo các hướng sau:
Vậy chảy máu tai có nguy hiểm không? Tình trạng này hiếm gây ra ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên tùy theo từng nguyên nhân và nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả khó lường cho người bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.