Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2

Ngày 21/04/2023
Kích thước chữ

Suy thận giai đoạn 2 có thể khắc phục khi được điều trị sớm, nếu không bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp theo gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh này và xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 2 phù hợp.

Thận là cơ quan nằm sau lưng, gần cột sống, ngay trên thắt lưng. Nhiệm vụ chính của thận là lọc máu, loại bỏ chất độc, cân bằng nước và điện giải, điều hòa huyết áp và hồng cầu.

Nếu trong cơ thể có quá nhiều độc tố, thận phải làm việc quá sức, chức năng thận suy giảm dẫn đến suy thận. Để bảo vệ thận cần một chế độ ăn uống khoa học. Vậy chế độ ăn cho người suy thận độ 2 như thế nào, mời bạn theo dõi tiếp bài viết.

Dấu hiệu nhận biết suy thận độ 2

Tình trạng suy thận được phân thành 5 giai đoạn, dựa vào đó bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định bạn đang ở giai đoạn nào. Bạn sẽ được chẩn đoán suy thận độ 2 nếu: 

  • Chức năng thận giảm 40 - 50%. 
  • Tốc độ lọc thận (GFR) giảm còn 70 - 89 ml/phút.

Suy thận giai đoạn 2 thường không có biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên nếu gặp phải những triệu chứng sau thì bạn nên đi khám ngay: 

  • Số lần đi tiểu trong ngày tăng đột ngột, kèm theo màu nước tiểu sẫm màu, đôi khi tiểu ra máu. 
  • Sưng phù tay, chân và mặt. 
  • Ngứa da và phát ban. 
  • Đau 2 bên xương sườn. 
  • Rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng, hơi thở nông,...
che-do-an-cho-nguoi-suy-than-do-2 1.jpg
Suy thận giai đoạn 2 thường không có biểu hiện rõ ràng

Suy thận độ 2 nguy hiểm như thế nào?

Suy thận ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nguy hiểm nhất là đe dọa đến tính mạng. Suy thận giai đoạn 2 chỉ được coi là giai đoạn đầu của bệnh nên nhìn chung diễn biến của bệnh vẫn được coi là nhẹ. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể ngăn chặn được bệnh tiến triển và các tác dụng phụ.

Suy thận giai đoạn 2 vẫn đảm bảo được chức năng đào thải độc tố. Tuy nhiên, chức năng thận giảm 40 - 50% nên mất cân bằng điện giải, tích nước và không thể loại bỏ hết cặn bã, độc tố ra khỏi máu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Xương xốp do thận không lọc được các chất cặn bã nên phốt pho ứ đọng trong máu dẫn đến xương bị thiếu canxi. Tình trạng này càng kéo dài thì xương càng yếu, giòn và lão hóa, đặc biệt là vùng thắt lưng và cổ, gây đau nhức cho người bệnh.
  • Thiếu máu: Suy thận độ 2 không sản xuất hồng cầu gây thiếu máu nuôi các cơ thể.
  • Suy tim: Do chức năng thận suy giảm nên huyết áp tăng đột ngột, suy tim và đau tim. 
  • Đột quỵ: Thận không thể loại bỏ hết các chất độc nên các chất này bám vào thành mạch khiến mạch máu bị tắc nghẽn, tăng nguy cơ đột quỵ.

Những biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị của bác sĩ.

che-do-an-cho-nguoi-suy-than-do-2 2.jpg
Suy thận giai đoạn 2 không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng yếu xương

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 phải đảm bảo năng lượng từ thức ăn, 30 - 35 calo/kg/ngày. Gợi ý về một số chế độ ăn cho người suy thận độ 2 như sau:

Ăn đủ protein

Người bị suy thận độ 2 nên ăn đủ lượng protein khoảng 0.6 - 0.8 g/kg/ngày. Bạn nên ưu tiên đạm thực vật, giảm đạm động vật. Hạn chế thịt đỏ như thịt heo, bò,… Cơ thể cần đạm để tạo cơ, và sửa chữa các mô.

Tuy nhiên, người bị suy thận nên cân nhắc sử dụng lượng protein hàng ngày vừa đủ vì quá nhiều protein có thể khiến các chất cặn bã tích tụ trong máu, mà người bị suy thận không thể loại bỏ hết các chất cặn bã này. 

Tinh bột

Lượng tinh bột chiếm 50 - 60% năng lượng. Ưu tiên các loại tinh bột ít đạm như khoai lang, sắn, khoai môn, miến. Hạn chế gạo, mì, bắp,… 

Chất béo 

Chất béo chiếm 25 - 30% năng lượng. Ưu tiên dùng chất béo không bão hoà như dầu thực vật, dầu cá. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như thịt xông khói, da gà, mỡ heo,…

Ăn ít kali

Lượng kali mà bệnh nhân suy thận nạp vào cần dựa trên mức độ hoạt động của thận và các loại thuốc đang sử dụng. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định số lượng kali phù hợp để dùng mỗi ngày. Nếu cần giảm kali thì nên hạn chế thức ăn nhiều kali như chuối, mít, cam, rau chân vịt, bơ, nước dừa,… 

Hạn chế ăn muối

Hạn chế dùng thức phẩm nhiều muối. Chức năng thận bị suy giảm nên không thể lọc natri tốt như bình thường, nếu lượng natri trong cơ thể tăng lên dẫn đến tăng huyết áp.

Phốt pho

Bệnh nhân suy thận mãn tính cần chú ý lượng phốt pho tiêu thụ, vì chất này có thể tích tụ trong máu, khiến xương yếu, gây đau nhức xương khớp. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu photpho như sữa, trứng,…

Canxi

Tránh ăn những thực phẩm giàu canxi như hải sản, nghêu, sò, tôm, cua,...

Nên uống nhiều nước

Khi bị suy thận, bác sĩ sẽ khuyến cáo uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu bệnh nhân bị phù nề và giảm đi tiểu thì nhu cầu nước bằng lượng nước tiểu cộng thêm 500ml. 

Vitamin và khoáng chất 

Vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho người suy thận để tăng cường sức đề kháng. Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu sắt, vitamin B, C. 

che-do-an-cho-nguoi-suy-than-do-2 3.jpg
Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng

Tập thể dục

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để ngăn ngừa béo phì, phù nề cơ thể, duy trì cân nặng. Người bệnh phải từ bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích.

Điều trị suy thận độ 2

Phương pháp điều trị suy thận giai đoạn 2 bao gồm điều trị nguyên nhân và thay đổi lối sống. Nếu chức năng thận chưa suy giảm nhiều, bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa. 

Nguyên tắc điều trị chính là hạn chế sự tiến triển của bệnh và hạn chế ảnh hưởng của suy thận đến các cơ quan khác. Việc kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh giúp kết quả điều trị hiệu quả hơn. Bệnh nhân suy thận giai đoạn 2 nên: 

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Giữ huyết áp ổn định. 
  • Tránh hút thuốc và uống rượu. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không gắng sức.

Với bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết chế độ ăn cho người suy thận độ 2 nên và không nên ăn gì. Về cơ bản, bệnh suy thận giai đoạn 2 vẫn đang ở giai đoạn đầu nên có thể điều trị tích cực, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường không biểu hiện rõ ràng, khó để nhận biết nên cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời. Ngoài ra, để phòng ngừa suy thận cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin