Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tăng huyết áp, hoặc huyết áp cao, là một tình trạng phổ biến mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Nó có thể phát triển do một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh thận, tiểu đường, kháng insulin, các vấn đề về nội tiết tố, suy giảm chức năng thần kinh, catecholamine và cortisol cao, xơ vữa động mạch, v.v...
Ai cũng mong bản thân có chỉ số huyết áp bình thường vì họ biết huyết áp cao có thể dẫn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc dẫn đến đột quỵ. Để kiểm soát hoàn toàn mức huyết áp, điều quan trọng là bạn phải hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và cách ổn định lại chỉ số. Trong bài viết này, hãy cùng Long Châu khám phá ra nguyên nhân làm tăng huyết áp, bên cạnh đó là chế độ ăn dựa trên thực vật có thể làm giảm và ổn định huyết áp.
Để cơ thể hoạt động bình thường, các mô và cơ quan trong cơ thể ta cần có máu chứa oxy được vận chuyển bởi hệ thống tuần hoàn. Khi tim đập, áp lực được tạo ra để dẫn máu đến các động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Hai thành phần của chỉ số huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Hai thành phần này đều được biểu thị dưới dạng các con số trên máy khi bạn đo huyết áp.
Khi huyết áp tăng, tim và mạch máu phải làm việc nhiều hơn, khiến chúng hoạt động kém hiệu quả theo thời gian. Về lâu dài, có thể dẫn đến tổn thương các mô bên trong động mạch và khiến mảng bám hình thành cùng với các vết rách trong động mạch do cholesterol LDL. Huyết áp cao là nguyên nhân gây tăng huyết áp và có thể làm tăng các nguy cơ đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh gan và thận.
Có những yếu tố rủi ro có thể khiến một người nào đó bị tăng huyết áp, bao gồm khuynh hướng di truyền, tuổi tác, béo phì, lối sống và các yếu tố chế độ ăn uống như uống nhiều rượu, hút thuốc, lười vận động, cũng như chế độ ăn nhiều natri và không đủ kali, canxi hoặc magie trong thời gian dài.
Và một phần có thể gây ra tăng huyết áp là do chế độ ăn uống nhiều thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích, mỡ, đồ chiên, các sản phẩm từ sữa nguyên kem và ăn quá nhiều bơ thực vật.
Khi chẩn đoán bị tăng huyết áp, nhiều người có thể được kê đơn thuốc để kiểm soát huyết áp và cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống có lợi cho sức khỏe của họ, tránh dùng thuốc hoặc giảm liều theo thời gian dưới sự giám sát y tế.
Đầu tiên, điều quan trọng là phải loại bỏ bất cứ yếu tố có hại nào. Bỏ hút thuốc; giảm uống rượu và caffein; giảm hấp thu lượng natri cũng như giảm tiêu thụ đường và carbohydrate tinh chế để tránh tăng đột biến insulin.
Cả chế độ ăn uống và vận động đều có tác dụng có lợi đối với việc kiểm soát huyết áp và có thể làm giảm khả năng dẫn đến tình trạng phải dùng thuốc.
Nếu huyết áp có xu hướng ở mức cao hơn, tập thể dục có thể giúp tránh tăng huyết áp. Nếu bạn đã bị tăng huyết áp, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm huyết áp xuống mức an toàn, giúp tim khỏe hơn và bơm máu hiệu quả hơn, từ đó giảm áp suất trong động mạch.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát huyết áp cao. Tăng tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm thực vật, như trái cây và rau quả, đã được chứng minh là làm giảm huyết áp, có thể là do nồng độ chất chống oxy hóa cao.
Do đó, chế độ ăn dựa trên thực vật là một chọn lựa tuyệt vời vì nó giúp loại bỏ việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến. Thực vật ở đây bao gồm trái cây, ngũ cốc, rau, hạt và quả hạch, các loại đậu - được xem như có chức năng cải thiện tình trạng giãn mạch, tăng hàm lượng chống oxy hóa và chống viêm, cái thiện chất nhờn.
Các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, xà lách, rau chân vịt và rau cải lông rất giàu kali, có tác dụng loại bỏ natri qua đường tiểu tiện. Điều này giúp giảm dần huyết áp.
Các loại quả mọng chứa nhiều flavonoid, một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm tỷ lệ huyết áp.
Củ cải đỏ cực kỳ giàu oxit nitric, giúp mở rộng mạch máu, đồng thời hạ huyết áp.
Bột yến mạch là một món ăn tuyệt vời cho bữa sáng nhằm thúc đẩy huyết áp khỏe mạnh vì nó chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và ít natri.
Chuối cũng giàu kali nên là món ăn lý tưởng để duy trì huyết áp.
Lựu có chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh khiến chúng trở thành một loại thực phẩm hiệu quả để tiêu thụ để giảm huyết áp, cải thiện cholesterol và thậm chí giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn.
Tiêu thụ hạt dẻ cười có thể làm giảm các mạch máu và nhịp tim, từ đó làm giảm huyết áp.
Kết luận lại, chế độ ăn thuần chay chứa nhiều thực phẩm mà cơ thể chúng ta cần để duy trì sức khỏe tốt cho tim mạch.
Hà My
Nguồn tham khảo: onegreenplanet.org
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.