Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa ung thư

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ

Thức ăn dung nạp vào cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề sức khỏe liên quan, bao gồm cả nguy cơ góp phần phát triển các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của ung thư.

Ăn uống lành mạnh sẽ duy trì một cơ thể khỏe mạnh, ngược lại, việc buông thả trong chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, chẳng hạn như phát triển bệnh ung thư - một căn bệnh quái ác không một ai muốn mắc phải.

Vậy ngay từ bây giờ, bạn nên thay đổi thực đơn hàng ngày, tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các thực phẩm phòng chống ung thư nhé.

Những hướng dẫn cụ thể về dinh dưỡng có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đều có những hướng dẫn về chế độ ăn uống mà theo đó có thể giúp phòng ngừa bệnh ung thư. Những hướng dẫn này có nhiều điểm tương đồng và đều bao gồm các mục sau:

  • Ăn theo chế độ nhiều rau củ với tối thiểu 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày, xen kẽ các khẩu phần ăn có đậu và các sản phẩm từ hạt ngũ cốc (ví dụ như ngũ cốc, bánh mì, và mì ống) trong ngày.
  • Ăn ít thịt hơn.
  • Ăn các loại thực phẩm ít chất béo.
  • Ăn các loại thực phẩm ít muối.
  • Đạt được và duy trì chỉ số cân nặng hợp lý.
  • Nên tập thể dục 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.
  • Uống ít hoặc không uống thức uống chứa cồn.
  • Sơ chế và dự trữ thực phẩm một cách an toàn.
  • Không sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức.
Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa ung thư Ăn nhiều rau củ rất tốt cho việc ngăn ngừa ung thư phát triển

Tác dụng của đậu nành đối với bệnh ung thư vú

Đậu nành được các chị em phụ nữ rất ưa chuộng vì những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe nữ giới cũng như hiệu quả đối với bệnh ung thư vú. Hiện tác dụng của đậu nành trong ung thư vú và đối với việc phòng ngừa căn bệnh này vẫn đang được nghiên cứu.

Các kết quả nghiên cứu bao gồm những điểm sau:

  • Một số nghiên cứu cho thấy ăn đậu nành có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.
  • Nghiên cứu không chứng minh được rằng việc bổ sung đậu nành ở dạng bột hoặc thuốc viên có thể ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
  • Nghiên cứu không chứng minh được rằng việc bổ sung các loại thực phẩm từ đậu nành vào chế độ ăn uống của các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán bị ung thư vú có thể ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Đậu nành chứa một số chất có tác dụng và vai trò như nội tiết tố estrogen. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của đậu nành đối với những bệnh nhân có khối bướu ung thư vú phát triển nhờ vào estrogen.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng một lượng vừa phải các loại thực phẩm làm từ đậu nành theo một chế độ ăn uống lành mạnh không gây ra vấn đề gì đối với cơ thể những người phụ nữ đang mắc phải bệnh ung thư vú.
  • Nếu bạn là một bệnh nhân thư vú, hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra các thông tin mới nhất khi quyết định có nên đưa đậu nành vào chế độ ăn uống của bạn hay không.

Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng suốt đời giàu thực phẩm đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư vú, vì trong đậu nành chứa protein, isoflavone và chất xơ, tất cả đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Có ý kiến cho rằng thực phẩm đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú do Isoflavone trong đậu nành là estrogen thực vật. Nhưng ăn một lượng vừa phải đậu nành (như đậu phụ, sữa đậu nành) không làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc các loại ung thư khác. Nguồn  thực phẩm từ đậu nành không chứa hàm lượng isoflavone đủ cao để tăng nguy cơ ung thư vú.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa ung thư 3 Tác dụng của đậu nành đối với việc phòng ngừa ung thư vú này vẫn đang được nghiên cứu

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh ngăn ngừa ung thư

Vậy đâu là một mô hình ăn uống lành mạnh? Bạn cần bổ sung đủ các nguồn dinh dưỡng sau đây:

  • Các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nói chung và các chất dinh dưỡng khác nói riêng.
  • Không dùng thực phẩm chứa nhiều calo.
  • Tích cực bổ sung các loại rau củ quả màu xanh đậm, đỏ và cam.
  • Ăn các loại đậu để cung cấp chất xơ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, các loại bánh mì, mì ống, và gạo lứt.

Bên cạnh đó, chế độ ăn lành mạnh sẽ được giới hạn (hoặc không bao gồm) các loại thực phẩm sau:

  • Các nguồn thịt đỏ của bò, heo và cừu.
  • Các loại thịt đã qua chế biến và chế biến sẵn (như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói).
  • Đồ uống chứa nhiều đường, nước ngọt có gas, đồ uống đóng chai có chất bảo quản. 
  • Các nguồn thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói sẵn và những loại ngũ cốc tinh chế.

Một thực đơn "xanh" không chỉ duy trì vóc dáng, sức khỏe mà còn góp phần ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư, tim mạch, tiểu đường,... Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khao dinh dưỡng để dung nạp hợp lý các nguồn thực phẩm tốt.

Thùy

Nguồn: Y học Cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin