Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Chiếu đèn vàng da có hại không? Một số lưu ý khi chiếu đèn điều trị vàng da

Ngày 13/07/2024
Kích thước chữ

Phương pháp chiếu đèn vàng là một trong những phương thức hiệu quả, kinh tế, an toàn và dễ thực hiện nhất để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn lo lắng về vấn đề chiếu đèn vàng da có hại không? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Ở các nước tiên tiến hiện nay, bệnh vàng da sơ sinh và các tác hại thần kinh do tăng bilirubin máu không còn là vấn đề cấp bách đòi hỏi sự tập trung nghiên cứu. Các chuyên gia đồng ý rằng, mặc dù bệnh vàng da có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể đưa ra dự đoán khả quan cho tiến triển sức khỏe của bé. Biện pháp thông thường để điều trị vàng da em bé là sử dụng ánh sáng đèn vàng. Vậy việc sử dụng chiếu đèn vàng da có hại không?

Tìm hiểu về phương pháp chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh

Phương pháp chiếu đèn vàng da rất phổ biến cho điều trị vàng da do tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Ánh sáng với bước sóng từ 400-480 nm được áp dụng để thẩm thấu qua da và lớp mỡ dưới da, biến đổi bilirubin gián tiếp thành photobilirubin có thể tan trong nước. Phương pháp này an toàn và không gây hại cho trẻ và photobilirubin sau đó được loại bỏ qua gan hoặc thận.

Chiếu đèn vàng da được sử dụng cho trẻ sơ sinh có vàng da do tăng bilirubin gián tiếp mà không có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh và cũng được áp dụng để phòng ngừa cho những trường hợp có nguy cơ mắc vàng da như trẻ non tháng.

Tuy nhiên, không nên sử dụng chiếu đèn vàng da đối với trẻ có vàng da do tăng bilirubin trực tiếp. Trong quá trình điều trị và theo dõi sau đó, cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số như cân nặng, dinh dưỡng, tình trạng vàng da, triệu chứng thần kinh, nồng độ đường huyết và bilirubin máu để phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

chieu-den-vang-da-co-hai-khong 1.jpg
Chiếu đèn vàng da được sử dụng cho trẻ sơ sinh có vàng da do tăng bilirubin gián tiếp

Biến chứng khi trẻ không được điều trị vàng da đúng lúc

Để trả lời cho câu hỏi chiếu đèn vàng da có hại không? Nếu vàng da không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ bú kém, bỏ bú giảm trương lực cơ, giảm phản xạ hoặc có thể tăng trương lực cơ.
  • Trẻ có thể rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngừng thở.
  • Trẻ có thể chịu các di chứng về tinh thần và thần kinh như lác mắt, mù mắt, liệt chi, ngọng, câm, điếc hoặc bại não.

Khi trẻ bị vàng da bệnh lý, cần được điều trị tích cực, đặc biệt trong 15 ngày đầu, để tránh các tổn thương não nghiêm trọng, đặc biệt là vàng nhân não.

Chiếu đèn vàng da có hại không?

Mặc dù là một phương pháp hiệu quả, chiếu đèn vàng da có thể gây ra những tác dụng phụ mà các bác sĩ và phụ huynh nên chú ý để có thể phát hiện sớm. Vậy chiếu đèn vàng da có hại không? Ánh sáng xanh chiếu trực tiếp vào da của trẻ có thể gây rối loạn thân nhiệt, làm thay đổi nhiệt độ cơ thể của trẻ (tăng hoặc giảm so với bình thường). Ngoài ra, trẻ cũng có thể trở nên kích thích hơn và có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy.

Ánh sáng xanh có bước sóng từ 400-500 nm, đặc biệt là 450-460nm, có thể gây ra mẩn đỏ da hoặc hội chứng da đồng. Một tác dụng phụ quan trọng là nguy cơ tổn thương mắt của trẻ, phải bảo vệ mắt của trẻ bằng cách che mắt bằng vải sẫm màu.

Khi ánh sáng xanh chiếu lâu lên vùng sinh dục của trẻ, có thể dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn. Do đó, thường sử dụng bỉm hoặc tã để bảo vệ vùng này trong quá trình chiếu đèn vàng da.

Mất nước cũng là một tác dụng phụ thường gặp khi chiếu đèn vàng da. Bác sĩ thường tư vấn về chế độ dinh dưỡng của bé và cần bổ sung nước, với lượng nước cung cấp cho trẻ tăng từ 15%-20% mỗi ngày để duy trì cân bằng nước.

Ngoài ra, chiếu đèn vàng da với cường độ cao trong thời gian dài có thể gây bỏng cho trẻ. Do đó, cần duy trì khoảng cách an toàn từ đèn chiếu đến trẻ khoảng 30-50cm để hạn chế nguy cơ này. Khi tình trạng vàng da được kiểm soát và nồng độ bilirubin trong máu trẻ giảm về mức bình thường, nên ngừng phương pháp này theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.

chieu-den-vang-da-co-hai-khong 2.jpg
Chiếu đèn vàng da có hại không?

Một số lưu ý khi chiếu đèn điều trị vàng da

Khi nào được chỉ định chiếu đèn?

Chiếu đèn được chỉ định khi trẻ sơ sinh có các biểu hiện sau sau 24 giờ tuổi:

  • Bầm dập nhiều.
  • Xuất huyết nhiều.
  • Bướu huyết thanh.
  • Bướu huyết xương.
  • Sọ to.
  • Trẻ có tán huyết.

Cách chọn dàn đèn

Dàn đèn ánh sáng có tác dụng lần lượt giảm dần xanh dương, xanh lá cây, trắng.

Kỹ thuật rọi đèn đúng

  • Rọi đèn liên tục hoặc cách quãng, rọi đèn một chiều hoặc hai chiều.
  • Chiếu đèn vào vùng da trần của trẻ.
  • Che kín mắt của trẻ.
  • Trở người bé để tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

Khoảng cách chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh

Đặt máy chiếu đèn cách trẻ từ 30 - 50 cm để đạt hiệu quả điều trị bệnh vàng da tăng bilirubin gián tiếp cao nhất.

Thời gian chiếu đèn

Thời gian chiếu đèn tùy thuộc vào các vấn đề như:

  • Tình trạng vàng da của trẻ.
  • Nồng độ bilirubin gián tiếp và toàn phần.

Khi nồng độ bilirubin trở về trị số bình thường và vàng da ở trẻ giảm, có thể ngưng chiếu đèn. Nếu chiếu đèn không hiệu quả và nồng độ bilirubin tiếp tục tăng cao, cần chuyển sang phương pháp thay máu cho trẻ.

chieu-den-vang-da-co-hai-khong.jpg
Đặt máy chiếu đèn cách trẻ từ 30 - 50 cm để đạt hiệu quả điều trị bệnh vàng da

Mặc dù có nhiều ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao và giá thành hợp lý nhưng chiếu đèn vàng da có hại không? Phương pháp chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, cần đảm bảo có đủ máy móc và thiết bị để duy trì cường độ ánh sáng, bước sóng ánh sáng, khoảng cách từ đèn đến trẻ, cách chiếu đèn và thời gian chiếu đèn đạt chuẩn. Điều này giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin