Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Có an toàn khi tiêu thụ caffein khi bị động kinh?

Ngày 22/07/2023
Kích thước chữ

Mặc dù tiêu thụ caffein là thói quen hàng ngày của nhiều người, nhưng thói quen này có thể trở nên phức tạp hơn một chút đối với những người mắc chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương như động kinh vì caffein tương tác với một số tín hiệu não và các cơn co giật xảy ra khi có sự mất cân bằng hoạt động điện trong não.

Ở liều lượng cao, caffein có thể là tác nhân gây động kinh tiềm ẩn, nhưng ở liều lượng thấp hơn, nghiên cứu cho thấy, nó có thể hữu ích đối với một số người mắc bệnh này. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa tiêu thụ caffein và nguy cơ co giật đối với những người bị động kinh.

Mối quan hệ tiềm năng giữa caffein và động kinh

Caffein hoạt động như một chất kích thích não bộ, cùng với tủy sống, là một phần của hệ thống thần kinh trung ương. Chất kích thích khơi dậy những bộ phận này của cơ thể. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về mối quan hệ giữa caffein, chứng động kinh, co giật và thuốc chống động kinh.

Một lượng lớn caffein và tăng nguy cơ động kinh

Uống quá nhiều caffein có thể gây rủi ro cho bất kỳ ai, đặc biệt là những người bị co giật. Các chuyên gia cho biết tiêu thụ hơn 1,200mg caffein - tương đương với khoảng 12 tách cà phê trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm như co giật.

Có an toàn khi tiêu thụ caffein khi bị động kinh?
Nạp quá nhiều caffein trong thời gian ngắn gây ra tác dụng phụ nguy hiểm với người mắc bệnh động kinh

Cụ thể đối với bệnh động kinh, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng hơn bốn tách cà phê mỗi ngày có thể gây ra nhiều cơn động kinh hơn bình thường. Điều đó tương đương với khoảng 400 mg caffein.

Trong dân số nói chung, phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffein ở mức 200 mg mỗi ngày. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến khích sử dụng caffein cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Caffein liều thấp và ngăn ngừa động kinh

Mặt khác, các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng tiêu thụ một lượng caffein vừa phải thường xuyên có thể chống lại nguy cơ bị co giật.

Theo nghiên cứu, thói quen sử dụng caffein liều thấp thường xuyên có liên quan đến khả năng bị co giật thấp hơn trong một số trường hợp. Nhưng như các chuyên gia chỉ ra, những kết quả này có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp, tùy thuộc vào liều lượng caffein cụ thể, thời gian tiếp xúc và các yếu tố khác.

Động kinh kháng thuốc

Tác dụng của caffein đối với những người bị động kinh kháng thuốc (có nghĩa là thuốc không thể kiểm soát tốt cơn động kinh của họ) dường như ít được nghiên cứu hơn.

Ít nhất một nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê vừa phải có thể giúp giảm co giật ở những người mắc một số loại động kinh kháng thuốc. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận các chi tiết cụ thể như liều lượng caffein chính xác và tác dụng của nó đối với các loại động kinh cục bộ khác nhau.

Caffein có thể kích hoạt cơn động kinh?

Caffein có tác động trực tiếp đến não bộ. Mặc dù chất kích thích này có thể làm tăng mức năng lượng, nhưng nó cũng đi kèm với một số tác dụng phụ tiêu cực.

Có an toàn khi tiêu thụ caffein khi bị động kinh?
Caffein có thể kích hoạt cơn động kinh hay không?

Hội chứng cai nghiện caffein

Ngừng caffein đột ngột có thể là nguyên nhân gây co giật ở một số người đã quen sử dụng chất kích thích thường xuyên.

Các triệu chứng cai caffein phổ biến bao gồm buồn ngủ, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn và nôn. Nhưng một số nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy rằng ngừng caffein đột ngột có thể làm tăng tần suất co giật.

Nếu bạn bị động kinh, hãy xin ý kiến từ chuyên gia trước khi loại bỏ hoàn toàn caffein ra khỏi chế độ ăn uống của bạn.

Mất nước

Có nhiều ý kiến ​​trái chiều về việc liệu caffein có gây mất nước hay không. Nhưng nó có tác dụng lợi tiểu (có nghĩa là nó giúp cơ thể bạn loại bỏ thêm muối và nước qua đường tiểu tiện).

Bởi vì một số cơn động kinh có thể được kích hoạt do mất nước, nên có thể là do mất nước nhẹ do tiêu thụ caffein cũng có thể gây ra cơn động kinh ở một số người.

Các vấn đề về giấc ngủ

Trong ngắn hạn, caffein được biết là giúp cải thiện sự tỉnh táo. Nhưng uống quá nhiều cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ như mất ngủ hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác.

Thiếu ngủ là nguyên nhân gây ra cơn động kinh đối với một số người bị động kinh. Điều đặc biệt quan trọng là phải theo dõi lượng caffein tiêu thụ để đảm bảo không cản trở giấc ngủ và vô tình gây ra cơn động kinh.

Có an toàn khi tiêu thụ caffein khi bị động kinh?
Caffein có thể gây ra tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, gây ra cơn động kinh đối với một số người bị động kinh

Những cách an toàn để tăng cường năng lượng cho người mắc bệnh động kinh

Các chuyên gia khuyến nghị những điều dưới đây là những cách an toàn để giữ tỉnh táo mà không lạm dụng caffein:

  • Ăn các bữa ăn thường xuyên.
  • Duy trì hoạt động thông qua vận động và tập thể dục.
  • Duy trì một thói quen ngủ lành mạnh.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Không hút thuốc.

Những thói quen lối sống này giúp tăng cường sức khỏe tốt và mức năng lượng tự nhiên và có thể được điều chỉnh theo tình huống cụ thể của từng cá nhân cho dù bạn có bị động kinh hay không.

Mối quan hệ giữa caffein và co giật rất phức tạp. Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ caffein có thể là tác nhân gây co giật, các nghiên cứu khác cho thấy rằng caffein liều thấp, thường xuyên có thể bảo vệ chống co giật ở một số người bị động kinh.

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng tác động của caffein đối với các cơn động kinh có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm liều lượng và tần suất sử dụng caffein. Vì độ nhạy caffein của mỗi người và mức độ ảnh hưởng của bệnh động kinh đến họ sẽ khác nhau, nên tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến về lượng caffein của mình với chuyên gia y tế.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.