Bị dị ứng nên làm gì? Cách cải thiện tình trạng dị ứng da tại nhà
Ngày 06/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng da khiến cho người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Hơn nữa, nó còn làm mất thẩm mỹ làn da. Vậy bị dị ứng nên làm gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Khi phát hiện làn da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mề đay gây ngứa ngáy, rất có thể bạn đã bị dị ứng. Đây là tình trạng phổ biến ở rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết bị dị ứng nên làm gì. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện tình trạng dị ứng da hiệu quả tại nhà nhé!
Dị ứng da là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc: “Bị dị ứng nên làm gì?”, bạn cần hiểu rõ về tình trạng dị ứng da là gì. Theo các bác sĩ chuyên khoa, dị ứng da là một tình trạng phổ biến về da liễu, xảy ra khi làn da tiếp xúc với chất kích ứng trong một thời gian dài. Từ đó, gây rối loạn hàng rào bảo vệ da, khiến cho da bị viêm nhiễm.
Tình trạng này lại càng phổ biến ở những làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng với các yếu tố từ bên ngoài. Lúc này, làn da sẽ xuất hiện các mảng đỏ, nóng, ngứa, khô rát. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng dị ứng da có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dị ứng da có thể tiến triển nặng hơn, gây hen hoặc viêm mũi dị ứng. Những triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và khả năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Các dạng dị ứng da thường gặp
Dị ứng da được chia thành rất nhiều loại, dựa trên nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Một số dạng dị ứng trên da thường thấy có thể kể đến là:
Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là da khô, nứt nẻ, bong tróc và ngứa đỏ. Nguyên nhân có thể là do người bệnh bị dị ứng mỹ phẩm, thuốc điều trị hoặc kích ứng khi sử dụng hóa chất, chất tẩy rửa mạnh,... Ngoài ra, người có thói quen lạm dụng rượu bia cũng rất dễ bị viêm da tiếp xúc.
Viêm da cơ địa: Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh sẽ cảm thấy da bị đỏ, ngứa và khô. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu, di truyền,... Nếu không được điều trị kịp thời, viêm da cơ địa sẽ lặp đi lặp lại và lan rộng ra các vùng da lân cận.
Bệnh tổ đỉa: Tổ đỉa rất dễ nhận biết do thường xuất hiện ở bàn chân và bàn tay, khiến cho vùng da này nổi mụn nước li ti. Từ đó, kéo theo cảm giác ngứa, rát khi bọng nước vỡ ra.
Nấm da: Nấm chân xuất hiện do vệ sinh da không sạch sẽ, thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, khiến cho nấm dễ dàng sinh sôi và ký sinh trên da.
Mề đay: Đây là tình trạng dị ứng da phổ biến nhất. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc thay đổi thời tiết, thực phẩm hoặc do sức đề kháng, di truyền. Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân gây dị ứng da
Bị dị ứng nên làm gì? Muốn cải thiện dị ứng da, bạn cần biết được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể:
Viêm da tiếp xúc: Xảy ra do người bệnh có tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ cao gây mẫn cảm cho làn da như: Mỹ phẩm, lông thú, nấm mốc, bụi bẩn,...
Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng kích ứng da. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy da mẩn đỏ, phát ban và ngứa ngáy khó chịu.
Dị ứng thực phẩm: Do người bệnh ăn phải những loại thực phẩm có chứa các chất mà cơ thể không có khả năng dung nạp. Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng da nhất có thể kể đến là: Các loại hạt, trứng, sữa, hải sản,...
Dị ứng thuốc: Các triệu chứng do dị ứng thuốc thường nặng hơn, chẳng hạn như: Mẩn đỏ, ngứa, phát ban đi kèm với buồn nôn, nôn, khó thở, tức ngực, tụt huyết áp,... Lúc này, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Dị ứng với vật nuôi: Trên thực tế, có rất nhiều người bị dị ứng với lông hoặc ký sinh trùng có trên cơ thể vật nuôi.
Dị ứng côn trùng: Các biểu hiện dị ứng do côn trùng đặc trưng nhất là: Ngứa da, sưng đau khó thở, tiêu chảy, buồn nôn và nôn,...
Dị ứng nấm mốc: Khi tiếp xúc hoặc hô hấp trong môi trường có chứa nhiều nấm mốc, bạn có thể bị dị ứng một cách nghiêm trọng. Tương tự như dị ứng thuốc, khi có những phản ứng nghiêm trọng, cần đến ngay cơ sở y tế.
Dị ứng với thực vật: Nhựa cây hoặc các loại phấn hoa có nguy cơ cao gây dị ứng.
Bị dị ứng nên làm gì?
Bị dị ứng nên làm gì? Nếu đang bị dị ứng da, bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tình trạng dị ứng hiệu quả tại nhà như:
Tắm lá chè xanh: Bạn rửa sạch lá chè xanh, đem đun sôi với 3 lít nước. Khi tắm, bạn pha loãng nước chè với nước mát và một ít muối. Áp dụng liên tục trong 3 - 5 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn được cải thiện rõ rệt.
Tắm lá khế: Bạn thực hiện tương tự với lá chè xanh. Lá khế có tác dụng giảm ngứa và mẩn đỏ nhanh chóng.
Đắp gel nha đam: Bạn dùng thìa cạo lấy lớp gel nha đam, đắp lên vị trí da bị mẩn ngứa trong 10 - 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Bạn thực hiện liên tục trong 2 - 3 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt nhé!
Sử dụng kem dưỡng ẩm: Đối với da mặt, bạn có thể bôi một lớp mỏng kem dưỡng ẩm lên mặt để làm giảm ngứa, phát ban.
Đắp mặt bằng baking soda, bột yến mạch, sữa chua hoặc khổ qua.
Xông lá kinh giới: Bạn rửa sạch lá kinh giới, đem đun sôi với nước sạch và xông da mặt trong 10 - 15 phút để làm giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo làm từ chất liệu cotton mềm mịn.
Bổ sung nhiều loại thực phẩm có tính mát như: Rau muống, rau sam, mã thầy, mướp,...
Sát khuẩn bằng nước muối sinh lý, áp dụng liên tục 3 lần/ngày.
Dùng các biện pháp kể trên có thể giảm bớt tình trạng dị ứng da. Tuy nhiên, khi dị ứng kéo dài và xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng khác như sưng cổ họng, khó thở, nôn,... cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám và đề nghị phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng dị ứng của bạn.
Cách phòng ngừa dị ứng da
Bên cạnh thắc mắc: “Bị dị ứng nên làm gì?”, bạn cũng cần ghi nhớ một số biện pháp để phòng ngừa tình trạng dị ứng da, đó là:
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn. Đây là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng dị ứng.
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng da như: Các loại thực phẩm gây dị ứng, lông chó, mèo, côn trùng, nấm mốc, các loại thuốc có chứa thành phần bị mẫn cảm,...
Không được tự ý dùng các loại thuốc dị ứng nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Thường xuyên dọn dẹp không gian sống.
Uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
Khám da liễu định kỳ với những bạn có làn da nhạy cảm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được bị dị ứng nên làm gì, cũng như những cách cải thiện dị ứng da hiệu quả tại nhà. Hãy áp dụng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng để cải thiện cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ hiệu quả nhé! Đừng quên nhấn theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm