Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhiều người áp dụng cách uống baking soda chữa trào ngược dạ dày. Liệu giải pháp này có thể giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng khó chịu?
Baking soda hẳn không còn quá xa lạ trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng bạn đã bao giờ thử uống baking soda chữa trào ngược dạ dày hay chưa? Đây là giải pháp mà nhiều người đã áp dụng và cho thấy một vài tín hiệu tích cực. Dưới đây là những thông tin cụ thể về phương pháp này mà bạn có thể tham khảo.
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý xuất hiện khá phổ biến, còn có tên gọi khác như trào ngược axit hay ợ chua, hay ợ nóng. Đây là tình trạng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược vào ống dẫn thức ăn, khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, luôn thấy vị chua xuất hiện trong miệng.
Thậm chí nhiều người bị nặng hơn còn có triệu chứng tiết nước bọt nhiều, miệng có vị đắng, khó nuốt thức ăn, hen suyễn, khàn tiếng,… Nếu bệnh kéo dài mà không có phương pháp điều trị phù hợp rất dễ dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, phát hiện bệnh sớm và có giải pháp chữa trị kịp thời là việc làm cần thiết.
Vậy tại sao có thể uống baking soda chữa trào ngược dạ dày? Baking soda còn có tên gọi khác như thuốc muối, muối nở hay muối có gas, sử dụng phổ biến trong làm đẹp, tẩy trùng,… Ngoài ra, nhiều người cho rằng baking soda thực sự là một loại thuốc kháng axit, có tác dụng chống trào ngược dạ dày. Sở dĩ baking soda có thể làm được điều này là bởi nó có độ PH kiềm. Nhờ cơ chế trung hòa axit dạ dày dư thừa sẽ giảm thiểu cảm giác khó chịu và tần suất ợ nóng, giảm cơn đau trào ngược dạ dày.
Mặc dù uống baking soda chữa trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, đây chỉ là giải pháp tạm thời để làm giảm triệu chứng bệnh. Hơn nữa, tính hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của từng người.
Thông thường, baking soda chỉ đáp ứng với các bệnh trào ngược dạ dày ở thể nhẹ, lúc bệnh đang ở giai đoạn khởi phát. Khi bệnh kéo dài lâu ngày hoặc gây ra những triệu chứng mệt mỏi, khó chịu vượt ngưỡng chịu đựng, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, khi sử dụng baking soda trong điều trị trào ngược dạ dày, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Dưới đây là một số cách dùng baking soda chữa trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo áp dụng:
Đây là cách thực hiện khá đơn giản, giúp làm giảm triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày hiệu quả. Bạn chỉ cần cho khoảng nửa muỗng cà phê baking soda vào khoảng 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều rồi uống.
Với giải pháp này, bạn nên duy trì thực hiện với tần suất mỗi ngày 2 lần, uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để cảm nhận rõ tính hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống liên tục trong nhiều ngày để tránh gây tác dụng phụ nhé!
Bột mì có tác dụng thẩm thấu axit dư thừa bên trong dạ dày rất tốt, đồng thời hạn chế tình trạng viêm dạ dày. Trong khi đó, mật ong có khả năng sát khuẩn, có thể làm giảm vết loét dạ dày một cách hiệu quả. Do đó, khi kết hợp baking soda với mật ong và bột mì sẽ giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây nên.
Để thực hiện bài thuốc chữa bệnh này, bạn cần 6 thìa cà phê bột baking soda, 50g bột mì và khoảng 30ml mật ong. Sau đó bạn thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:
Vậy uống baking soda chữa trào ngược dạ dày có thực sự tốt không? Baking soda có độ PH kiềm, điều này khiến nó trở thành phương thuốc phổ biến đề làm giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã khuyến nghị rằng, đây chỉ là một giải pháp tạm thời cho chứng trào ngược dạ dày và chỉ phát huy được công dụng khi trào ngược dạ dày đang trong giai đoạn khởi phát của bệnh.
Trong trường hợp cần thiết, bạn nên thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày để bác sĩ có chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.