Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên uống sâm trước khi đi ngủ không? Thời điểm tốt nhất để uống sâm

Ngày 01/08/2022
Kích thước chữ

Khi sử dụng nhân sâm đúng cách, cơ thể của bạn sẽ được hấp thụ tối đa hàm lượng dưỡng chất có trong vị thuốc này. Tuy nhiên, nếu dùng sâm sai cách thì có thể gây nên một số tác dụng phụ. Vậy có nên uống sâm trước khi đi ngủ không? Thời điểm nào tốt nhất để bạn uống sâm?

Nhân sâm chỉ thực sự tốt nếu như bạn sử dụng đúng cách. Thời điểm dùng sâm cũng phần nào quyết định đến hiệu quả mà sâm mang lại. Có nên uống sâm trước khi đi ngủ không là một trong số vấn đề thắc mắc của rất nhiều người.

Nhân sâm gồm mấy loại?

Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng C. A. Đây là một loại thực vật có hoa thuộc họ Cuồng. Cây được trồng chủ yếu tại các quốc gia như Hàn Quốc, Triều Tiên, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Từ rất lâu, nhân sâm đã được giới y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý để bồi bổ sức khỏe. Những sản phẩm sâm được bán chủ yếu ở trên thị trường hiện nay được chia ra làm 3 loại chính:

Sâm tươi

Có nên uống sâm trước khi đi ngủ không? Thời điểm tốt nhất để uống sâm1

Sâm tươi

Sâm tươi sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch đất cát và giữ nguyên hình dáng bên ngoài. Sâm khi bán ra sẽ ở dạng tươi.

Tùy thuộc vào xuất xứ của sâm mà mức giá sẽ có sự khác nhau. Thông thường, mức giá của sâm Hàn Quốc thường rơi vào khoảng từ 1,5 đến 4 triệu tiền Việt Nam. Bên cạnh đó, một số yếu tố như số lượng củ trong 1 kg, độ tuổi của sâm, nhà phân phối, … cũng sẽ quyết định đến giá thành của sản phẩm.

Hồng sâm

Hồng sâm khi được tuyển chọn cần phải đáp ứng một số yếu tố về chất lượng cũng như hình dáng. Những củ nhân sâm tươi được đem đi hấp sấy từ 3 đến 6 lần sao cho lượng nước ở trong sâm chỉ giảm xuống còn dưới 14%. Cuối cùng, bạn sẽ thu được hồng sâm có vị ngọt, hơi đắng và có màu hồng nhạt.

Nếu xét về giá trị dinh dưỡng thì hồng sâm thường tốt hơn nhân sâm. Không chỉ được giữ toàn vẹn các chất dinh dưỡng vốn có mà sau khi trải qua quá trình hấp sấy, hồng sâm sẽ được sản sinh thêm nhiều chất mới có lợi cho sức khỏe. 

Bạch sâm

Bạch sâm chính là phần sâm tươi đã được loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và đã được đem phơi ở ngoài nắng nhiều lần cho tới khi lượng nước ở trong củ chỉ còn dưới 14%. Cuối cùng, khi trần sâm tươi ở trong nước sôi, tẩm đường và sấy khô, phơi khô lên thì sẽ cho ra thành phẩm là bạch sâm.

Có nên uống sâm trước khi đi ngủ?

Việc sử dụng nhân sâm vào buổi tối sẽ giúp cho tinh thần trở nên tỉnh táo, phấn chấn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở một số người. Do đó, nếu như bạn thường xuyên bị mất ngủ thì không nên uống sâm trước khi đi ngủ vào buổi tối. Thay vào đó, bạn chỉ nên uống sâm vào buổi sáng và buổi trưa để cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.

Có nên uống sâm trước khi đi ngủ không? Thời điểm tốt nhất để uống sâm2

Có nên uống sâm trước khi đi ngủ? - Uống sâm trước khi ngủ có thể gây mất ngủ

Bên cạnh đó, ban ngày bạn cũng không nên dùng quá nhiều nhân sâm. Nếu như bạn dùng nhân sâm với một lượng quá nhiều mà buổi tối không dùng thì vẫn có thể gây mất ngủ. Đối với người trưởng thành, liều dùng sâm thích hợp nhất là 10g/ngày.

Thời điểm tốt nhất để uống sâm

Có thể nói rằng, thời gian uống sâm rất quan trọng bởi việc dùng sâm đúng thời điểm mà cơ thể cần nạp năng lượng sẽ giúp cho nhân sâm được phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.

Bạn nên uống sâm vào buổi sáng, buổi trưa và chiều tối trước 5 giờ chiều là tốt nhất. Việc sử dụng sâm vào thời điểm này sẽ giúp cho bạn được tỉnh táo và tập trung hơn vào công việc. Bên cạnh đó, tinh thần của bạn sẽ trở nên sảng khoái và sức khỏe được tăng cường hơn.

Đối với những người đang sử dụng thuốc kháng sinh thì không nên dùng sâm trong cùng một thời điểm, tốt nhất là nên cách nhau từ 1 đến 2 tiếng để không bị hạ đường huyết một cách đột ngột, gây hoa mắt, chóng mặt.

Có nên uống sâm trước khi đi ngủ không? Thời điểm tốt nhất để uống sâm3

Bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt nếu dùng đồng thời nhân sâm và thuốc kháng sinh

Những người không nên dùng nhân sâm

Do có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn nên những đối tượng sau đây không được khuyến khích sử dụng sâm:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
  • Người gặp các vấn đề về huyết áp.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch.
  • Bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng thuốc để điều trị.
  • Người gặp vấn đề về đông máu hoặc bị rối loạn chảy máu.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống loạn thần.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, phân nát và lỏng.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống loạn thần.
  • Người bị huyết áp thấp, huyết áp cao, tiểu đường cần phải được theo dõi chặt chẽ trong quá trình dùng nhân sâm.

Như vậy, với câu hỏi “Có nên uống sâm trước khi đi ngủ?”, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời phù hợp nhất rồi chứ. Hy vọng bạn sẽ dùng nhân sâm đúng cách để có thể nâng cao sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:SâmMất ngủ