Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa ong chúa có tác dụng gì đối với sức khỏe? Những ai nên uống sữa ong chúa? Đối tượng nào cần hạn chế sử dụng sữa ong chúa? Các thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau.
Sữa ong chúa là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ làm đẹp. Vậy những ai nên uống sữa ong chúa và đối tượng nào không nên dùng thực phẩm này? Tuy rằng, sản phẩm có nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể, nhưng bạn phải biết cách sử dụng đúng đắn thì mới đạt được hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ không mong muốn. Cùng tìm hiểu cách dùng đúng chuẩn sữa ong chúa qua các thông tin hữu ích dưới đây!
Có thể nói rằng, sữa ong chúa là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Trong sữa ong chúa chứa nhiều các thành phần bổ dưỡng như vitamin nhóm B, nước, Carbohydrate, Protein, chất béo và các khoáng chất vi lượng khác. Theo các nghiên cứu khoa học, sữa ong chúa mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể người dùng như:
Sữa ong chúa có tác động tích cực đến nồng độ Cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo kết quả nghiên cứu ở một nhóm người có tiền sử bệnh tim, khi được sử dụng sữa ong chúa mỗi ngày 2 gram, liên tục trong 2 tháng, nồng độ Cholesterol trong máu của họ đã hạ xuống 11%.
Trong sữa ong chúa giàu acid amin, acid béo và các hợp chất Phenolic. Những thành phần này có vai trò chống oxy hóa tốt, làm chậm quá trình lão hóa da. Người dùng sữa ong chúa thường xuyên sẽ ít xuất hiện nếp nhăn, vết chân chim, tàn nhang hoặc thâm nám,... Sữa ong chúa còn hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và các bệnh mãn tính khác ở người lớn tuổi.
Sữa ong chúa còn có tác dụng trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Nếu như thường xuyên ăn sữa ong chúa mỗi ngày, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống 20% đối với người khỏe mạnh bình thường. Vì thế, dùng sữa ong chúa thường xuyên có thể phòng ngừa và hỗ trợ tốt trong việc điều trị đái tháo đường.
Protein và Peptit chứa trong sữa ong chúa giúp kích thích vết thương mau lành, tái tạo và phục hồi làn da nhanh chóng. Nhất là vùng da mặt bị mụn thâm, sẹo do mụn để lại. Ngoài ra, sữa ong chúa còn giàu chất chống oxy hóa, tăng cường lớp màng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, khói bụi,...
Ngoài những tác dụng trên, sữa ong chúa còn có nhiều lợi ích khác như giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân đang điều trị ung thư, giảm tình trạng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện chức năng sinh lý, tăng cường hệ miễn dịch,...
Sở hữu nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, vậy thì những ai nên uống sữa ong chúa? Các nhóm đối tượng sau đây là những người được các chuyên gia y tế khuyến khích nên dùng sữa ong chúa:
Tuy rằng sữa ong chúa sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng đều có thể sử dụng. Những đối tượng được khuyến cáo không nên uống sữa ong chúa để đảm bảo an toàn về sức khỏe:
Đối tượng đầu tiên được khuyến cáo tuyệt đối không nên uống sữa ong chúa là những người bị dị ứng phấn hoa. Trong thành phần của sữa ong chúa có chứa một ít phấn hoa. Vì thế, khi uống sữa ong chúa có thể gặp một số vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, khó thở... Thậm chí, còn có trường hợp tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.
Khi uống sữa ong chúa, những người bị bệnh hen suyễn có khả năng sẽ bị co thắt phế quản, dẫn đến khó thở. Tình trạng sẽ diễn biến nặng hơn nếu đó là sữa ong chúa tươi hoặc sữa ong chúa nguyên chất.
Một số thành phần chứa trong sữa ong chúa có tác dụng hạ huyết áp, làm nở động mạch huyết quản. Tuy rằng sữa ong chúa tốt cho bệnh nhân cao huyết áp nhưng ngược lại sẽ không tốt khi dùng cho người bị huyết áp thấp.
Nọc độc của ong thợ sẽ còn sót lại một ít trong sữa ong chúa. Chính vì thế, đối với những người dùng có hệ tiêu hóa kém, đang bị tiêu chảy, đi ngoài,... khi uống sữa ong chúa sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Sữa ong chúa có thể làm tử cung co hẹp lại. Điều này khiến cho việc sinh nở gặp khó khăn. Thai nhi có thể bị dọa sẩy hoặc sinh non. Vì thế, khi đang trong thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối đừng uống sữa ong chúa.
Tuy rằng chứa rất nhiều dinh dưỡng quý báu nhưng không phải ai cũng có thể dùng sữa ong chúa. Hy vọng rằng quá các thông tin hữu ích trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng của sữa ong chúa, những ai nên uống sữa ong chúa và các đối tượng nên tránh không sử dụng thực phẩm này. Để sữa ong chúa phát huy hết công dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách dùng và bảo quản để tránh tác dụng phụ.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.