Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ngọc Trang
Mặc định
Lớn hơn
Cua biển là một loại hải sản được nhiều thực khách ưa chuộng bởi thịt cua có hương vị thơm ngon, mà còn có thể được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn. Thêm vào đó, các loại cua biển hiện phổ biến ở Việt Nam đều có thành phần dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Cua biển là món ăn hấp dẫn vì có vị mặn vừa phải xen lẫn một chút ngọt nhẹ của khoáng chất, mà không có vị tanh. Loại hải sản này được tiêu thụ rất lớn trên thị trường bởi giá trị dinh dưỡng cao không thua gì các loại hải sản phổ biến khác. Đặc biệt, thịt cua lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với cá ngừ, cá cờ, cá kiếm, cá mú. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu các loại cua biển phổ biến ở Việt Nam và lợi ích khi ăn cua.
Mỗi vùng miền ở nước ta đều có một loại cua "đặc sản", trở thành món ngon đặc trưng cho vùng đất đó. Bạn có thể tham khảo các loại cua biển nổi tiếng sau đây:
Cua da là loại cua nổi tiếng ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Do trên càng cua có lớp da nên được gọi là cua da, ngoài ra đặc điểm nổi bật của giống cua này là hai càng dài, bám bên ngoài là lớp lông giống rêu. Mùa cua da thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11 trong năm. Mỗi con cua da nặng vào khoảng 80 - 200g/con và có giá thành khoảng từ 400.000 - 500.000 đồng/kg.
Có thể chế biến cua da thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cua hấp bia, rang me, rang muối, canh cua, lẩu riêu cua,...
Ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều loại cua, nhưng nổi tiếng có thể kể đến là cua đá với ưu điểm nổi bật là càng cua rất to, chắc gạch 100%, thịt béo ngậy, có vị ngọt, có mùi thơm ít tanh, thịt dai hơn các loại cua biển khác. Nếu ăn cua không quen bạn có thể bị “say” gạch cua.
Đặc điểm nhận dạng của cua đá đó là màu tím nhưng nó sẽ chuyển sang màu vàng gạch khi hấp chín. Cua đá có trọng lượng đến 300 - 400g/con, còn cua nhỏ có trọng lượng cỡ 100g/con.
Một loại cua nổi tiếng ở vùng đất Ninh Thuận hay Côn Đảo (Phú Quốc) là cua mặt trăng. Đặc điểm nhận dạng của cua mặt trăng đó là mai cua có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, kết hợp với màu hồng tươi như mặt trăng.
Thịt cua sẽ ngọt đậm và săn chắc vào mùa trăng, tuy thịt cua hơi ít nhưng gạch cua thì nhiều và có vị béo ngậy. Loại cua này có giá khoảng 350.000 - 600.000đồng/kg tùy từng thời điểm.
Đây là loại cua sống ở trên cạn và có kích thước khổng lồ. Tại Việt Nam, loại cua cạn này thuộc vào hàng quý hiếm. Hiện nay, cua xe tăng chỉ có duy nhất ở khu rừng ngập mặn ở vườn quốc gia Côn Đảo. Những con cua trưởng thành nặng lên tới 1 kg và có mai dài hơn 10 cm. Cua xe tăng còn có đặc điểm là hai càng to chắc khỏe, khi bò cua trông giống như cỗ xe tăng đang di chuyển.
Một loại cua cũng được xem là đặc trưng của vùng đất Côn Đảo đó là cua vang. Khác với các loại cua biển khác, đặc điểm của cua vang là trọng lượng chỉ khoảng 10 - 20g/con, càng cua nhỏ, có màu tím nâu giống như màu rượu vang.
Ưu điểm là thịt cua vang ngon, ngọt, có thể chế biến thành món cua rang, canh cua. Cua vang có giá khoảng 35.000 đồng/kg.
Cua thiết giáp có lớp vỏ cứng, bản tính hung dữ. Loại cua này được xem là đặc sản ở vùng đất Tây Nguyên bởi thịt rắn chắc và hương vị thơm ngon hơn.
Đặc sản độc đáo ở vùng rừng ngập mặn Cà Mau có thể kể đến cua biển Năm Căn. Loại cua này có độ mặn vừa đủ, vị ngọt đậm đà đặc trưng mà không phải loại cua biển nào cũng có được. Bạn có thể chế biến cua biển Năm Căn thành nhiều món ăn khác nhau như rang muối, nướng, nấu chao,...
Cua biển là loại hải sản được nhiều người ưa thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng gồm protein, lipid, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2, PP, magie và axit béo omega 3. Do đó, cua có giá trị cao cả trong lĩnh vực thực phẩm và y học.
Thịt cua chứa hàm lượng cao axit béo omega-3, có tác dụng giảm đông máu, cân bằng mức cholesterol và thúc đẩy hoạt động chống viêm khắp cơ thể. Nhờ đó có thể làm giảm huyết áp và giảm căng thẳng cho tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch phát triển.
Trong thịt cua biển có các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B12 và folate, làm giảm nguy cơ bị thiếu máu do thiếu vitamin. Ngoài ra, thịt cua biển chứa nhiều đồng, có tác dụng tăng cường hấp thụ sắt trong dạ dày, đồng thời tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu, từ đó tăng lưu thông máu trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu, nếu ăn hải sản một bữa mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ bị mất trí nhớ và mắc bệnh Alzheimer. Các loại cua biển lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nhiều chất dinh dưỡng đa dạng trong thịt cua có thể kể đến đồng, selen, vitamin B2 và axit béo omega-3, mang lại lợi ích cho nhận thức và hoạt động của hệ thần kinh.
Cùng với axit béo omega-3, các chất dinh dưỡng và khoáng chất khác trong thịt cua còn có thể làm giảm hoặc loại bỏ tình trạng viêm. Do đó, ăn cua có thể giải quyết các vấn đề về viêm khớp và về đường tiêu hóa.
Phốt pho là khoáng chất phổ biến nhất trong cơ thể con người, giữ vai trò quan trọng cho răng và xương. Thịt cua có nồng độ phốt pho cao, là thực phẩm quan trọng để “bồi bổ xương”, đặc biệt tốt cho người có nguy cơ cao bị loãng xương hoặc lớn tuổi.
Thịt cua giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể do có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Hai khoáng chất selenium và riboflavin trong thịt cua giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống lại một số bệnh mạn tính.
Selenium cùng với riboflavin (vitamin B2) trong thịt cua cũng có thể làm tăng sản sinh chất chống oxy hóa trong cơ thể. Thịt cua có hàm lượng phốt pho cao giúp cải thiện chức năng tổng thể của gan và thận. Tuy nhiên, nếu bạn đang có vấn đề về thận, cần thận trọng khi sử dụng.
Đồng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ sắt trong ruột. Sắt góp phần quan trọng trong sản xuất các tế bào hồng cầu, từ đó thúc đẩy tuần hoàn và đảm bảo máu được cung cấp oxy khắp cơ thể. Điều này có thể làm tốc độ chữa lành và mọc lại của các tế bào nhanh hơn sau một chấn thương hoặc bệnh tật.
So với các loại hải sản khác, cua biển chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn, nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro, tùy vào cách đánh bắt và chế biến cua. Nếu hấp thụ quá nhiều thịt cua cũng có thể gây ngộ độc do hàm lượng cadmium cao. Ngoài ra, thịt cua biển cũng chứa hàm lượng natri cao và hàm lượng đạm cao cũng ảnh hưởng sức khỏe của những người đang giảm cân hoặc mắc bệnh gút.
Những người bị dị ứng với hải sản nói chung và cua biển nói riêng, tốt nhất không nên dùng thịt cua hoặc hạn chế dùng nếu bị dị ứng nhẹ. Khi cua chết, khả năng gây dị ứng sẽ cao hơn do sự thay đổi chất đạm trong cua, do đó bạn nên dùng thịt cua tươi sống hoặc được bảo quản lạnh đúng cách.
Trên đây là thông tin về các loại cua biển nổi tiếng ở Việt Nam và những lợi ích cho sức khỏe khi ăn cua. Để đảm bảo cơ thể nhận được các dưỡng chất từ việc ăn cua, bạn cần lưu ý cách ăn sao cho đúng phương pháp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.