Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ngọc Trang
Mặc định
Lớn hơn
Những người thích ăn hải sản không thể bỏ qua cua biển vì đây là một loại hải sản rất ngon miệng và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại cua biển nào cũng có thể ăn được. Vì thế, nhiều người thích ăn cua thường thắc mắc rằng cua đá biển có ăn được không vì sợ bị ngộ độc.
Khi đi du lịch biển, nhiều người thường tìm đến các món hải sản, đặc biệt là thưởng thức những món ăn được chế biến từ cua biển. Đây là một loại hải sản thơm ngon, chắc thịt, vị ngọt đặc trưng dễ gây nghiện, có thể được chế biến thành nhiều món ngon như nấu súp, hấp, luộc, nướng, sốt,... Tuy nhiên, một vài loại cua biển lại chứa độc tố, khi ăn nhầm cua độc sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng. Trong số các loài cua biển, cua đá biển cũng được nhiều thực khách chú ý. Vậy cua đá biển có ăn được không, liệu có chứa độc không?
Trước khi xác định cua đá biển có ăn được không, bạn nên tìm hiểu về loài cua biển. Cua biển là động vật giáp xác, thường sống ở các đại dương, là món đặc sản được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon và chứa đầy đủ protein và axit béo omega-3, tốt cho cơ bắp, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tim, rất tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, nếu ăn phải những loại cua độc, bạn sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, có một số loại cua chứa độc tố tetrodotoxin và saxitonin, gây ngộ độc cấp tính sau khi ăn cua từ 20 phút đến 3 giờ với triệu chứng tê bì chân tay, rát bỏng ở đầu lưỡi và môi, đau bụng, buồn nôn, từ nôn đến nôn mửa dữ dội.
Người bị ngộ độc cua còn gặp những cơn đau đầu, đi đứng loạng choạng, chóng mặt, rối loạn ý thức, liệt, hôn mê,...
Trường hợp nặng hơn có thể bị suy hô hấp cấp, trụy tim và dẫn đến tử vong chỉ sau khi ăn cua 30 phút hoặc 8 giờ và không được cấp cứu kịp thời.
Một trong các loài cua biển là cua đá biển có tên khoa học là Gecarcoidea lalandii, là loại cua đất lớn. Tuy là cua biển nhưng chúng lại sống trên cạn, ban ngày chúng trú ẩn trong các hang đào, khe đá, ban đêm đi kiếm ăn, thức ăn chủ yếu của chúng là động vật nên thịt của chúng thơm và ngọt.
Loài cua này phân bố rộng rãi tại các vùng biển từ Ấn Độ Dương trải dài đến Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cua đá biển sinh sống nhiều ở Cù Lao Chàm, hòn Ông, hòn Gai, hòn Lao, hòn Mồ, hòn Là,…
Cua đá biển hiếm gặp và rất khó bắt. Đặc điểm nhận dạng chúng là vỏ đầu ngực có hình dạng nửa vòng tròn, chiều dài nhất khoảng 30mm và chiều rộng nhất khoảng 40mm, các u lồi dạng hạt phủ kín, chân dài và càng khá ngắn, có lớp vỏ màu tím sậm rất nổi bật.
Cua đá biển cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là protein. Lượng protein trong loài cua này cao hơn rất nhiều so với gia cầm, gia súc.
Ngoài ra, thịt của cua đá biển còn chứa vitamin B1, B2, PP, B6, omega-3, protid, lipid, canxi, phốt pho, đồng, sắt, kẽm, melatonin, folate.
Khi được nấu chín, cua đá biển chuyển sang màu gạch. Thịt cua có vị ngọt thanh nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, giống như cua mặt quỷ, cua đá biển cũng chứa các chất độc nguy hiểm. Trong quá trình chế biến, nếu không làm sạch hết những chất độc sẽ gây hại cho sức khỏe và có thể gây tử vong. Nếu bạn thắc mắc cua đá biển có ăn được không thì câu trả lời rằng tốt nhất bạn nên chọn loại cua khác và không nên ăn cua đá biển.
Các chuyên gia của Viện Hải dương học Nha Trang khuyên rằng khi ăn phải các loại hải sản có độc, trong đó có cua độc, đầu tiên bạn phải tìm mọi cách để nôn toàn bộ thức ăn ra, uống thật nhiều nước để kéo dài thời gian hấp thu, làm loãng chất độc và giúp nôn chất độc ra dễ dàng.
Để hút các chất độc của cua trong dạ dày, bạn có thể sử dụng bột than hoạt tính pha với nước.
Sau đó, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Để phòng ngừa bị ngộ độc cua biển, tốt nhất bạn không nên ăn những loại cua lạ, không biết rõ tên và nguồn gốc, có màu sắc sặc sỡ. Thậm chí với những loại cua quen thuộc, bạn lưu ý không ăn cua chết hoặc gần chết, vì khi đó cua sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
Để tránh mua nhầm cua độc, bạn đừng chọn những con cua có hình dạng kỳ lạ, mai cua có nhiều hoa văn vằn vện.
Ngoài ra, bạn lưu ý tránh các loài cua sống ở vùng rạn san hô. Vì có nhiều loại cua thường, không chứa độc nhưng sống ở vùng này, ăn phải tảo độc thì cũng có thể gây ngộ độc nếu ta ăn phải.
Khi chọn những con cua biển lành, bạn nên chọn con có lớp vỏ màu xám đục, có độ nhẵn bóng, yếm to, phần bụng căng đầy, trắng sạch sẽ thơm ngon, chắc thịt. Nếu chọn cua càng mọng nước sẽ bị xốp, không ngon.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chọn những con còn sống, bơi khỏe, nhanh nhẹn, thân hình lành lặn, cầm chắc tay. Mua cua đã chết, có mùi hôi tanh hoặc có mùi nước tiểu sẽ gây hại cho sức khỏe. Dấu hiệu nhận biết những con cua sắp chết là phần mai vàng, chân cua mềm, khó lật qua lật lại.
Ở phần yếm bụng của cua, nếu bấm vào thấy cứng thì là cua già sẽ có nhiều thịt, nếu bấm thấy mềm, phần yếm cua nhẵn mịn là cua mới lột vỏ (tuy to, nặng nhưng ít thịt, nhiều nước).
Loài cua thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn vì thế có rất nhiều vi khuẩn và bùn đất trú ngụ ở bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của cua. Nhiều người rửa cua không sạch, khi nấu chưa chín kĩ, nên khi ăn sẽ ăn cả vi khuẩn lẫn kí sinh trùng gây bệnh ở cua vào cơ thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cách chế biến cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua thật chín kĩ rồi mới thưởng thức.
Ngoài ra, cua chết hoặc sắp chết cũng chứa nhiều vi khuẩn trong cơ thể cua khiến cho người ăn bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, bạn nên mua cua còn tươi sống.
Sau khi đã chế biến cua, nếu ăn không hết, tốt nhất nên để phần cua còn lại ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, khi ăn bạn nhớ phải đun lại.
Thịt cua có tính hàn, ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, tiêu chảy. Vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý khi ăn cua.
Các đối tượng sau nên hạn chế ăn cua gồm người bị cảm lạnh, sốt, tiêu chảy, viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày mạn tính, loét tá tràng và viêm gan.
Ngoài ra, thịt cua không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao do trong cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao.
Tóm lại, khi bạn ăn cua, cần lưu ý chọn cua thật kỹ để tránh mua nhầm cua độc hoặc cua chết. Riêng những loài cua lạ như cua đá biển, nếu bạn thắc mắc cua đá biển có ăn được không thì câu trả lời là không nên ăn. Tuy cua đá biển chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu bạn không biết cách làm sạch chất độc thì sẽ gây nguy hiểm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.