Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Ngày 23/03/2023
Kích thước chữ

Bún là một loại thực phẩm được làm từ gạo với đặc điểm có màu trắng đục, cọng dài và mềm, bún được ứng dụng vào rất nhiều món ăn ngon và trở nên phổ biến ở các bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, đối với người đau dạ dày có nên ăn bún không? Đây là một câu hỏi được nhiều đọc giả quan tâm.

Nếu bạn đang cân nhắc xem người bệnh đau dạ dày có nên ăn bún không hãy đọc bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau dạ dày và cách ăn bún sao cho an toàn.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, thường gây ra các cơn đau, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị làm cho người bệnh khó chịu, đau đớn. 

Đau dạ dày có nên ăn bún không? 1Đau dạ dày khiến người bệnh cảm giác khó chịu

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Bệnh lý đau dạ dày xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi tác nhân sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau dạ dày:

  • Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng (stress), áp lực: Khi cơ thể thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, hoạt động tiêu hóa bị trì trệ dẫn tới tiêu hóa kém, thức ăn ứ đọng lâu dần gây bệnh. 
  • Chế độ ăn uống không điều độ, lành mạnh: Thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, có thói quen ăn đêm. Bên cạnh đó, chế độ ăn thường xuyên có quá nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đau dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Là một loại vi khuẩn có thể gây ra vết loét, ở niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non dẫn đến tình trạng viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng ở người bệnh.
  • Thói quen hút thuốc lá và nghiện rượu, bia, cà phê.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Bệnh lý trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính cũng có thể gây đau dạ dày.
  • Viêm dạ dày tự miễn là một rối loạn tự miễn khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày dẫn đến suy yếu hàng rào bảo vệ dạ dày. Rối loạn này có thể liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12 của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1 cũng có thể là một tác nhân làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày.
Đau dạ dày có nên ăn bún không? 2Nhiễm vi khuẩn Hp dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Những thành phần làm nên bún

Từ xưa đến nay, bún thường được làm từ gạo tẻ giàu amylase, thường có màu trắng đục hay trắng xám nhưng để làm cho bún có màu trắng tinh, tạo thành từng sợi, có độ dai, bảo quản được lâu và không có vị chua của quá trình lên men tự nhiên gạo thì người bán thường cho vào các chất bảo quản, cụ thể như sau:

  • Formol (hay được gọi là Formaldehyde) là một chất giúp cho sợi bún có màu trắng, có thể chống ôi thiu trong thời gian dài. Tuy nhiên, formol là một loại hóa chất bị cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm với bất kỳ liều lượng nào vì độc hại đối với sức khỏe con người. Vì vậy, nếu cơ thể tiếp xúc với formol trong thời gian dài thì có thể gây tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa như: Chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày, đại tràng.
  • Acid oxalic được dùng nhiều để tẩy trắng bún, làm cho sợi bún được trắng và hấp dẫn hơn. Đây là một chất bị cấm dùng và không có trong danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm nên nếu sử dụng trong một thời gian dài có khả năng gây ngộ độc cấp tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong đồng thời một số trường hợp có thể gây ra kết tủa và lắng đọng tạo thành sỏi ở gan mật, tụy,…
  • Tinopal (hay còn gọi là chất huỳnh quang) được dùng để tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho bún trong, đẹp hơn. Tuy nhiên, tinopal là chất cấm, chỉ dùng trong công nghiệp và không được dùng trong thực phẩm do chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng nên nếu sử dụng lâu dài cơ thể có thể bị ngộ độc cấp tính hay mãn tính, gây hại niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn nữa có thể dẫn đến suy gan, suy thận hoặc ung thư.
  • Hàn the là chất giúp cho sợi bún luôn được dai, giòn, không bết dính và là một chất cấm không có trong danh mục Bộ y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Vì thế, nếu sử dụng bún có chứa hàn the thường xuyên và lâu dài người bệnh có thể gây hại cho thận, rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể và nhiều vấn đề trên đường tiêu hóa như: Ngộ độc tiêu hóa, nôn mửa hay tiêu chảy.
  • Natri sulfit, natri benzoate là những chất bảo quản, có công dụng làm trắng bún thường được sử dụng tại các cơ sở sản xuất vì là những chất được cho phép sử dụng theo danh mục chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm được Bộ y tế ban hành với hàm lượng rất nhỏ nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Natri sulfit và Natri benzoate đều được phép dùng trong thực phẩm với lượng rất nhỏ.
  • Chất độn có thể là bột năng hoặc bột lọc làm cho sợi bún được sáng hơn, nhìn đẹp mắt và dai hơn. Tuy những chất độn này không gây hại cho sức khỏe và giúp hạ giá thành của bún nhưng nguồn cung cấp nếu như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

Đau dạ dày có nên ăn bún không? 3

Bún có màu trắng, tạo thành từng sợi

​​​​​​Tác động của bún đối với dạ dày

Với bản chất bún được làm từ gạo đã lên men và có vị chua do tính acid cao nên có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, đặc biệt là làm nghiêm trọng tình trạng đau dạ dày ở những người bệnh viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, từ những thông tin về những thành phần làm nên bún đã liệt kê bên trên chúng ta đã thấy được rằng trong bún chứa nhiều loại chất phụ gia, chất bảo quản là những chất không tốt cho sức khỏe con người, có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm mòn niêm mạc dạ dày khiến cho triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn và nghiêm trọng hơn là gây ra các biến chứng. Vì vậy, những người đau dạ dày nên hạn chế ăn bún để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mình. 

Những nguyên tắc ăn bún cho người bị đau dạ dày

Nếu người bệnh muốn ăn bún có thể áp dụng một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân mình:

  • Nên ăn loại bún được làm từ gạo nguyên chất và không sử dụng chất phụ gia (bún có màu trắng đục hoặc tối màu) hoặc nếu có chỉ sử dụng một lượng rất ít. 
  • Bún có màu trắng đục
  • Sử dụng loại bún mới làm, tuyệt đối không dùng bún đã để quá lâu dễ gây ôi thiu hoặc sản sinh các chất độc hại.
  • Không nên quá lạm dụng và chỉ nên ăn mỗi tuần 1 – 2 bữa để đổi vị.

Bài viết trên đây đã cung cấp cụ thể những thông tin liên quan đến đau dạ dày có nên ăn bún không. Nếu không có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa thì việc sử dụng bún hợp lý vẫn bình thường. Nhưng ngược lại, nếu người đau dạ dày thì nên hạn chế ăn bún để tránh những ảnh hưởng không tốt nhé.

Xem thêm: Khi bị đau dạ dày có nên ăn xoài không?

Thiện Cảnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin