Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không?

Ngày 22/03/2023
Kích thước chữ

Mướp hương (còn gọi là mướp) là một thực phẩm giàu dinh dưỡng được sử dụng phổ biến trong các món ăn gia đình của người Việt. Theo Đông Y, mướp hương có vị ngọt, tính mát, không độc nên được dùng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, rẻ tiền. Mướp mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng người đau dạ dày có nên ăn mướp hương không? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của quý đọc giả.

Nếu bạn đang quan tâm câu hỏi trên, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau dạ dày và các công dụng của mướp hương đối với sức khỏe của con người.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa do dạ dày bị tổn thương bởi tình trạng viêm loét gây ra các cơn đau, tình trạng nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị làm cho người bệnh khó chịu, đau đớn. 

Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không? 1

Đau dạ dày gây khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Bệnh lý đau dạ dày xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi tác nhân sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau dạ dày:

  • Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, áp lực: Khi cơ thể thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, hoạt động tiêu hóa bị trì trệ.
  • Chế độ ăn uống không điều độ, lành mạnh: Thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, có thói quen ăn đêm. Bên cạnh đó, chế độ ăn thường xuyên có quá nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đau dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Là một loại vi khuẩn có thể gây ra vết loét, ở niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non dẫn đến tình trạng viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng ở người bệnh.
  • Thói quen hút thuốc lá và nghiện rượu, bia, cà phê.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.
Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không? 2Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Công dụng của mướp hương đối với cơ thể

Mướp hương (còn gọi là mướp) là loại quả quen thuộc đối với người dân Việt Nam với nhiều công dụng như:

  • Hỗ trợ phòng ngừa bệnh đái tháo đường do trong mướp có chứa mangan (Mn), một nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc sản sinh enzym mang tới lợi ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Bên cạnh đó, mangan thúc đẩy quá trình tiết insulin, giảm quá trình peroxy hóa lipid và tăng cường chức năng của ty thể.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp, giảm nguy cơ đau cơ xương khớp vì mướp chứa hàm lượng kali lớn giúp đảm bảo được chất lỏng, thư giãn các cơ nên có thể phòng tình trạng chuột rút, co thắt thường xuyên. Ngoài ra, mướp chứa dồi dào vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có đặc tính kháng viêm tốt giúp làm dịu cơn đau và cứng có liên quan đến viêm khớp.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh tim mạch do hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là pectin (một loại chất xơ hòa tan) có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol toàn phần và LDL. Bên cạnh đó, hàm lượng kali cao đã góp phần trong việc làm giãn mạch máu hỗ trợ giảm huyết áp từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nghiêm trọng hơn là đột quỵ
  • Tăng cường thị lực, bảo vệ khỏi các bệnh về mắt do mướp giàu hàm lượng vitamin C và beta – carotene, các dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mặt. Ngoài ra, mướp chứa lutein và zeaxanthin (chất chống oxy hóa có thể tích tụ trong võng mạc) giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác, trong đó quan trọng là giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không hồi phục ở người lớn tuổi). 
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu do mướp có chứa hàm lượng lớn vitamin B6, một dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin từ đógiúp vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động sắt hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của thiếu máu như: Đau nhức, mệt mỏi.
  • Góp phần giúp làn da khỏe mạnh do hàm lượng cao vitamin C mang lại nhiều lợi ích đến làn da, giúp cho làn da khỏe mạnh, giảm khô da, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa nhờ chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan trong mướp giúp giảm táo bón, giảm viêm và các triệu chứng của các rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không?

Mướp hương chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Từ các thông tin đã tìm hiểu, mướp hương có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng mạnh, có thể làm giảm đi tình trạng táo bón kéo dài.

Tuy nhiên, người dùng nên tránh dùng mướp hương nếu mướp có vị đắng vì trong mướp đắng có chứa alkaloid – một chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật có thể gây ngộ độc làm xuất hiện các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn.

Ngoài ra, những người tỳ vị kém, thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy đều không nên ăn mướp hương nhiều vì tính chất mát, thanh nhiệt có thể làm cho tình trạng sức khỏe tệ hơn.

Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không? 3

Đau dạ dày có nên ăn mướp hương không?

Gợi ý cách trị đau dạ dày

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Các phương pháp dân gian được chế biến từ các dược liệu tự nhiên, với chi phí rẻ, dễ tìm có thể hỗ trợ tình trạng đau dạ dày:

  • Hỗ trợ cải thiện đau dạ dày bằng nghệ, mật ong.
  • Cải thiện viêm loét dạ dày bằng gừng.
  • Giảm chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược bằng lá tía tô.
  • Giảm triệu chứng đau dạ dày bằng trà hoa cúc la mã.
  • Hỗ trợ tích cực trong điều trị dạ dày bằng đu đủ chín.
  • Đạt hiệu quả tốt với hạt đậu bắp.

Massage bụng

Người bệnh có thể dùng tay và xoa đều khu vực quanh rốn theo hướng kim đồng hồ có thể làm giảm cơn đau dạ dày. Ngoài ra, có thể kết hợp với các loại tinh dầu tác dụng giảm đau và an toàn trong quá trình sử dụng như khuynh diệp, quế.

Hi vọng thông tin cụ thể về mướp hương với sức khỏe trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc "đau dạ dày có nên ăn mướp hương không?". Nếu tình trạng đau của bạn kéo dài, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị nhé.

Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Gia Bảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin