Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đau dạ dày có nên ăn tỏi hay không?

Ngày 22/03/2023
Kích thước chữ

Tỏi là một nguyên liệu với hương vị đặc trưng thường được sử dụng làm gia tăng sự thơm ngon cho các món ăn thường ngày của người Việt Nam. Bên cạnh đó, tỏi còn có công dụng chữa các bệnh như cảm cúm, ho do có vị cay thơm nồng, tính nóng. Tuy nhiên, việc người bệnh đau dạ dày có nên ăn tỏi luôn là thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tỏi để có câu trả lời nhé.

Đau dạ dày là một tình trạng bệnh lý phổ biến, trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều người. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau dạ dày và muốn quan tâm nhiều hơn các thông tin về đau dạ dày có nên ăn tỏi không này thì bài viết dưới đây sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa, thường xảy ra tại dạ dày do các tổn thương hay các rối loạn vận động của dạ dày dẫn đến sự tăng tiết axit dịch vị gây ra các cơn đau, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị làm cho người bệnh khó chịu, đau đớn. Các triệu chứng thường xuất hiện khi người bệnh thường xuyên căng thẳng (stress), ăn quá no hay quá đói.

Đau dạ dày có nên ăn tỏi hay không? 1Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý đau dạ dày

Đau dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường đi kèm một số triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân bị đau dạ dày như sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Triệu chứng phổ biến đồng thời dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường cảm thấy đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau vùng giữa bụng hay bên trái.
  • Tình trạng đau rát vùng thượng vị.
  • Buồn nôn: Bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn, khó chịu do dạ dày bị kích thích khi bị tổn thương.
  • Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết acid dịch vị có thể dẫn đến chứng trào ngược thực quản gây nên ợ chua.
  • Chán ăn: Do sự tổn thương ảnh hướng đến các hoạt động của dạ dày làm cho người bệnh không có cảm giác đói dẫn đến cảm thấy chán ăn và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Các trường hợp viêm loét dạ dày nặng thường sẽ gây xuất huyết dạ dày kèm theo các biểu hiện như: Nôn ra máu tươi, phân màu cà phê,…

Đau dạ dày có nên ăn tỏi?

Liệu "ăn nhiều tỏi có hại dạ dày không?" hoặc "người bị đau dạ dày có nên ăn tỏi không?" luôn là thắc mắc phổ biến được rất nhiều đọc giả quan tâm. Để trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần hiểu rõ hơn về các công dụng của tỏi đối với sức khỏe con người đồng thời các tác hại của tỏi nếu người bệnh ăn không đúng cách hay ăn quá nhiều.

Công dụng của tỏi với sức khỏe

Tỏi là một nguyên liệu đã được sử dụng từ rất lâu trong các món ăn thường ngày làm tăng hương vị, sự ngon miệng cũng như là một vị thuốc tự nhiên do chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid amin, allicin, fructan, liallyl sulfide và các loại vitamin A, B, C, D,… với nhiều công dụng như sau:

  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
  • Giúp chống viêm loét dạ dày và giảm đau dạ dày hiệu quả. 
  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư dạ dày.
  • Bảo vệ tim mạch, phòng ngừa các bệnh lý như tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim do hỗ trợ làm giảm mỡ máu, giảm tình trạng cholesterol cao trong máu.
  • Cải thiện chức năng xương khớp, hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm khớp.
Đau dạ dày có nên ăn tỏi hay không? 2Tỏi có nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể

Tác hại của tỏi khi ăn không đúng cách

Tỏi có nhiều công dụng tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa vì chứa nhiều dưỡng chất nhưng nếu ăn quá nhiều tỏi thì sẽ có hại vì những lý do sau:

  • Ăn quá nhiều tỏi sẽ có thể kích thích trực tiếp đường tiêu hoá dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra các triệu chứng cồn cào, ợ nóng, đầy hơi thậm chí là viêm loét dạ dày tá tràng vi trong tỏi có chứa fructan (một loại polymer không được tiêu hóa như các chất dinh dưỡng khác) gây ra nhiều vấn đề cho dạ dày.
  • Những người có bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp hay đái tháo đường cần phải cẩn trọng khi dùng tỏi vì allicin trong tỏi có thể gây tan máu, dẫn tới thiếu máu.
  • Có thể gây độc tính đến mắt và gan.

Cách sử dụng tỏi đúng cách không gây hại dạ dày

Để phát huy tối đa công dụng của tỏi đối với đường tiêu hoá, người bệnh đau dạ dày có thể ăn tỏi với số lượng phù hợp cũng như ăn đúng cách và có khoa học. Cụ thể như sau:

Số lượng phù hợp

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, tốt nhất mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn khoảng 10g (2 – 3 tép tỏi) để có thể phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh của tỏi.

Nên ăn từ 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày.

Thời điểm

Người bệnh đau dạ dày không nên ăn tỏi khi đói vì tỏi có vị cay, nếu ăn khi đói sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid dịch vị, làm nghiêm trọng cho các triệu chứng ở người bệnh.

Cách ăn tỏi phù hợp

  • Người bệnh dạ dày không nên dùng tỏi sống vì có chứa hàm lượng lớn fructan làm cho dạ dày tiết nhiều acid dịch vị gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Ngoài ra, người bệnh dạ dày không nên ăn nguyên 1 tép tỏi mà cần băm nhỏ trước khi ăn để tránh việc dạ dày phải hoạt động quá nhiều gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc đang bị tổn thương. 
  • Băm nhỏ tỏi khi sử dụng.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên băm tỏi thật nhuyễn, để khoảng 10 – 15 phút trong không khí rồi mới được ăn hoặc chế biến. Vì alliin là thành phần chính có trong tỏi tươi nên chỉ sau khi băm nhuyễn sẽ bị thủy phân tạo ra chất allycin.

Cách dùng tỏi chữa bệnh đau dạ dày

Tỏi ngâm mật ong

Nguyên liệu:

  • Tỏi: 30g;
  • Mật ong nguyên chất: 200ml.

Cách thực hiện:

  • Tỏi bóc vỏ và ngâm cùng mật ong trong bình thủy tinh theo tỉ lệ 3:20 (15g tỏi và 100ml mật ong)
  • Đậy nắp kín và để nơi khô ráo, thoáng mát, sau 3 tuần thì có thể sử dụng.
  • Khi dùng nên cắt tỏi thành lát mỏng, ăn 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 lát.
  • Dùng liên tiếp hai tháng rồi ngưng 2 tuần mới sử dụng lại.
Đau dạ dày có nên ăn tỏi hay không? 3Tỏi ngâm mật ong tốt cho dạ dày

Trà gừng tỏi

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 2 lát;
  • Tỏi: 2 nhánh;
  • Mật ong: 3 muỗng cà phê;
  • Nước lọc: 200ml.

Cách thực hiện:

  • Gừng và tỏi lột bỏ vỏ sau đó cho vào 200ml nước đun sôi trong 3 phút.
  • Sau đó tắt bếp, đợi nhiệt độ nước ấm (khoảng 35 – 40 độ) thì cho mật ong vào, khuấy đều.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về đau dạ dày có nên ăn tỏi không cũng như lưu ý khi dùng tỏi cho người đau dạ dày. Hy vọng giúp cho bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn để có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Đau dạ dày có nên tập gym không?

Thiện Cảnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin