Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau đầu nên chụp CT hay MRI và chụp khi nào?

Ngày 08/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh đau đầu là triệu chứng phổ biến rất thường gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh đau đầu có thể là biểu hiện của bệnh lý, tổn thương nghiêm trọng nhưng cũng có thể do các yếu tố không bệnh lý gây ra. Có phải cứ đau đầu nên chụp CT hay MRI hay không?

Đau đầu có nhiều nguyên nhân và thường gặp nhất là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Trước khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những cơn đau đầu thì cùng xem xét đến cơ chế, nguồn gốc gây ra. Có thể đây là phản ứng của hệ thần kinh trong hoặc ngoài sợ khi bị kích thích. Để xác định nguyên nhân đau đầu nên chụp CT hay MRI hiệu quả hơn? Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này bạn có thể theo dõi tiếp thông tin trong bài viết nhé!

Khái quát về 2 thể đau đầu thường gặp

Đau đầu nên chụp CT hay MRI khi nào?-1 Cơn đau đầu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần người mắc

Người ta chia những cơn đau đầu thành 2 thể:

  • Thể thứ nhất là đau nguyên phát do những cơn đau không liên quan đến tình trạng sức khỏe.
  • Thể thứ hai là đau thứ phát có thể do tình trạng sức khỏe khác gây ra hoặc do chấn thương.

Đau đầu nguyên phát

Gồm những vấn đề như căng thẳng, đau đầu cụm và đau nửa đầu. Nếu bị căng thẳng dẫn tới đau đầu bao gồm áp lực và căng tức như dải bắt đầu từ phía sau đầu và phần trên cổ dần dần bao quanh đầu.

Nếu đau đầu cụm là những cơn đau đầu theo cụm, nhóm trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng cách nhau bằng khoảng thời gian không đau đầu trong vài tháng hoặc vài năm. Khi mới ở giai đoạn đầu, có thể người đau đầu sẽ bị đau từng cơn và sẽ có nhiều cơn đau trong ngày. Những cơn đau này sẽ kéo dài khoảng từ 30 - 90 phút. Những cơn đau đầu này thường xảy ra cùng một thời điểm trong ngày. Các cơn đau có thể đau thấu xung quanh, đau một bên mắt và đau buốt thậm chí chảy nước mắt và nghẹt mũi.

Khi nhắc tới đau nửa đầu là những cơn đau nhói đau dữ dội và thường đau ở một bên đầu. Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, buồn nôn, nôn mửa và gắng sức thường đi kèm với chứng đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài vài giờ hoặc đến ba ngày. Người bị đau nửa đầu có thể gặp phải tình trạng rối loạn thị giác, tình trạng này được gọi là ánh hào quang trước khi bắt đầu cơn đau nửa đầu.

Đa phần những cơn đau đầu thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nếu như bị đau đầu, chúng ta nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau đầu có dấu hiệu tăng nặng hoặc trở nên nghiêm trọng. Khi dùng thuốc điều trị nhưng không đáp ứng với điều trị và càng ngày càng xấu đi. Nếu như tình trạng đau xảy ra thường xuyên tái phát hoặc kèm theo chấn thương, sốt, co giật, nôn mửa, thay đổi lời nói, thị lực hoặc hành vi thì cần đến bệnh viện để khám. Đau đầu có thể chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra và có thể giải quyết nhanh chóng ở một số người. Tuy nhiên ở một số người khác lại bị đau thường xuyên và suy nhược cơ thể.

Đau đầu thứ phát

Khác với đau đầu nguyên phát, đau đầu thứ phát là do một bệnh lý cụ thể gây ra. Ví dụ đau do bệnh thần kinh như u não, chấn thương sọ não, bệnh màng não, hội chứng tăng áp lực nội sọ...

Hoặc có thể đau do say nắng, nhiễm khuẩn toàn thân, say sóng, nhiễm độc... Hoặc khi bị bệnh tiêu hóa, tim mạch, thiếu máu, bệnh về mắt, bệnh cơ xương khớp, nha khoa, tai mũi họng...

Chẩn đoán và đánh giá đau đầu bằng những phương pháp nào?

Việc chẩn đoán nguyên nhân căn bệnh đau đầu và loại trừ những bệnh lý tiềm ẩn thì bác sĩ phải dựa vào tiền sử bệnh, đồng thời thăm khám, cùng các xét nghiệm và hình ảnh. Vì vậy nên có thể trong khám bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định chụp CT và MRI.

Chụp CT đầu

Khi được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) kết hợp thiết bị X-quang đặc biệt với máy tính để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ cần những hình ảnh đó để giúp việc chẩn đoán đạt hiệu quả. Nên trong khám có thể sẽ có chỉ định chụp CT não để phát hiện các trường hợp rò rỉ túi phình, chảy máu do vỡ, đột quỵ, khối u não và các bệnh hoặc dị dạng của hộp sọ. Ngoài ra cũng có thể chụp CTA, trong CTA, chất cản quang được tiêm vào tĩnh mạch mục đích để thu được hình ảnh của các mạch máu não.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) đầu

Khi chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy tính để có hình ảnh chi tiết về các cơ quan, xương, mô mềm cũng như các cấu trúc bên trong cơ thể. Khi đau đầu được chỉ định chụp MRI não dùng để kiểm tra giải phẫu của não và hỗ trợ phát hiện các phát triển bất thường, chẩn đoán các khối u, các vấn đề về mạch máu, đột quỵ, rối loạn mắt, tai trong, bệnh liên quan đến tuyến yên. Kể cả những rối loạn mãn tính của hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, dị tật Chiari.

Đau đầu nên chụp CT hay MRI và chụp khi nào?-2 Chụp MRI não dùng để kiểm tra giải phẫu của não và hỗ trợ phát hiện các phát triển bất thường

Chọc dò tủy sống

Khi làm xét nghiệm chẩn đoán sẽ bao gồm việc lấy và phân tích một lượng nhỏ dịch não tủy và tủy sống từ vùng thắt lưng của cột sống. Phương pháp này được chỉ định khi các bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng, bao gồm: Viêm não, viêm màng não, các tình trạng viêm của hệ thần kinh. Kể cả hội chứng Guillain-Barre, bệnh đa xơ cứng, chảy máu xung quanh não cũng như các bệnh ung thư liên quan đến tủy sống và não.

Chụp mạch máu CT

Trong trường hợp nếu bác sĩ có nghi ngờ về chứng phình động mạch có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT mạch máu để có kết quả chẩn đoán.

Đau đầu nên chụp CT hay MRI

Câu hỏi đau đầu nên chụp CT hay MRI là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Tại sao lại như vậy? Có nghĩa là chụp cắt lớp vi tính là quá trình sử dụng chùm tia X để quét lên cơ thể người bệnh, được phát triển dựa trên nền tảng chụp X quang để cho hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Nếu chụp X quang thì hình ảnh sẽ không rõ nét có thể chưa phát hiện ra. Khi chụp CT sẽ ưu việt hơn chụp X quang ở chỗ nó sẽ cho phép máy tính nhận được tín hiệu hình ảnh tốt hơn. Đồng thời chụp CT có thể phục dựng hình ảnh 2D hoặc 3D vì vậy sẽ mang lại hiệu quả hơn trong chẩn đoán bệnh. Thời gian chụp CT cũng chỉ mất khoảng vài phút.

Đau đầu nên chụp CT hay MRI khi nào?-3 Hình ảnh CT đầu giúp bác sĩ chẩn đoán tốt hơn

Phương pháp chụp CT đầu có nghĩa là sẽ quét tia X để kiểm tra phần đầu của bệnh nhân. Khi bệnh nhân nằm yên những tia X sẽ chuyển động quét liên tục xung quanh đầu từ cằm đến đỉnh đầu. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT nếu có nghi ngờ về khối u chèn tại não, tai biến mạch máu não hoặc do bị tai nạn dẫn tới chấn thương sọ não.

Hội Đau đầu Mỹ khuyến cáo, không nên chụp hình ảnh sọ não nếu đã được chẩn đoán nguyên nhân đau đầu là đau đầu migraine. Bởi vì khi chụp hình ảnh sẽ tốn kém chi phí đồng thời tạo ra nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ.

Bác sĩ sẽ cân nhắc, nếu bệnh nhân có thể thực hiện chụp cắt lớp MRI để chẩn đoán nguyên nhân thì sẽ không nên áp dụng chụp CT, chỉ trừ khi đó là trường hợp đặc biệt. Bởi vì phương pháp chụp MRI ít liên quan phóng xạ. Điều quan trọng nữa là sẽ giúp bác sĩ thấy được nhiều hình ảnh khác của bệnh lý.

Như vậy để trả lời câu hỏi đau đầu nên chụp CT hay MRI thì đã rõ ràng, việc chụp CT sẽ cho hình ảnh rõ nét hơn và có thể phục dựng thành 2D và 3D hiệu quả hơn trong chẩn đoán. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng bệnh nhân, và những yếu tố liên quan cả về sức khỏe cũng như những vấn đề kèm theo sẽ có chỉ định cụ thể. Ở mỗi một phương pháp lựa chọn sẽ có ưu và lợi thế riêng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chụp CT và MRI.

Xem thêm: 

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm